Mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ là gì? Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ có phải là ngày nghỉ lễ tết của NLĐ không?
Mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?
Nhằm xoay chuyển tình thế trên chiến trường Việt Nam sau hàng loạt thất bại, ngày 7/5/1953, Pháp cử tướng Henri Navarre, làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh ở Đông Dương. Sau một tháng khảo sát, Navarre cho ra đời kế hoạch tác chiến mang tên mình và chọn địa điểm là Điện Biên Phủ.
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp thông qua kế hoạch tác chiến và quyết định tập trung đại bộ phận chủ lực tinh nhuệ, mở chiến dịch tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm này, giải phóng toàn bộ Tây Bắc, tạo sự chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh và tạo điều kiện cho Lào giải phóng Thượng Lào.
Chiến dịch mang mật danh Trần Đình, do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy mặt trận.
Với khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng", từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1954, bộ đội, dân công và thanh niên xung phong khắp miền Tây Bắc đã hăng hái tham gia, dù không ai biết tên chiến dịch, không biết điểm hành quân tiếp theo.
Như vậy, mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch Trần Đình
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
>> Bài tuyên truyền kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam
>> Bài phát biểu hội nghị tổng kết chi Hội Cựu chiến binh đầy đủ và hay nhất?
>> Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
>> Ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là bao nhiêu?
>> Tổng cục Xây dựng kinh tế - Bộ Quốc phòng được thành lập ngày, tháng, năm nào?
Mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ là gì? Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ có phải là ngày nghỉ lễ tết của NLĐ không?
Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ có phải là ngày nghỉ lễ tết của NLĐ không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những ngày nghỉ lễ tết của người lao động như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ không phải là ngày nghỉ lễ tết của NLĐ.
Tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài quy định như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ là ngày lễ lớn trong nước.
Người lao động tham gia lễ hội có quyền gì?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
1. Người tham gia lễ hội có các quyền sau
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Theo đó, người tham gia lễ hội có các quyền sau đây:
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?