Lời căn dặn các đơn vị quân đội về tiếp quản Thủ đô Hà Nội: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước được nói ở đâu, vào thời gian nào? Sĩ quan quân đội có vị trí thế nào?
Lời căn dặn các đơn vị quân đội về tiếp quản Thủ đô Hà Nội: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước được nói ở đâu, vào thời gian nào?
Ngày 19-9-1954: Lần đầu tiên Bác thăm khu Đền Tổ Hùng Vương ở Phú Thọ. Tại Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng (thuộc núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ), Bác gặp gỡ cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên phong (Sư đoàn 308, Quân đoàn 1) đang trên đường chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Bác cháu ta gặp nhau ở đây trong tình cờ nhưng lại rất có ý nghĩa. Bác Hồ căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Trải qua bao thời đại đấu tranh, ông cha ta mới giữ được Thủ đô, do quân ta kiên quyết kháng chiến nên mới có thắng lợi trở về Hà Nội.
Như vậy, lời căn dặn các đơn vị quân đội về tiếp quản Thủ đô Hà Nội: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước được nói tại Đền Hùng, Phú Thọ, ngày 19 tháng 9 năm 1954.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
>> Bài tuyên truyền kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam
>> Bài phát biểu hội nghị tổng kết chi Hội Cựu chiến binh đầy đủ và hay nhất?
>> Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
>> Mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?
>> Ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là bao nhiêu?
>> Tổng cục Xây dựng kinh tế - Bộ Quốc phòng được thành lập ngày, tháng, năm nào?
Lời căn dặn các đơn vị quân đội về tiếp quản Thủ đô Hà Nội: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước được nói ở đâu, vào thời gian nào?
Sĩ quan quân đội có vị trí thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định:
Vị trí, chức năng của sĩ quan
Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Theo đó, sĩ quan quân đội là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Tiêu chuẩn chung của sĩ quan quân đội là gì?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định:
Tiêu chuẩn của sĩ quan
1. Tiêu chuẩn chung:
a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.
Theo đó, tiêu chuẩn chung của sĩ quan quân đội là:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
- Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
- Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
- Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Triển khai thực hiện 7 nội dung cải cách tiền lương cho toàn bộ khu vực công, chế độ tiền thưởng gắn liền với trách nhiệm của ai trong việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc tại cơ quan, đơn vị?
- Bãi bỏ mức lương cơ sở, ban hành mức lương mới cho toàn bộ CBCCVC và LLVT có phải là một trong các yếu tố để thiết kế bảng lương mới không?
- Ngày 12 tháng 12 có sự kiện gì không? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày 12 12 2024 không?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?