Lương của điều dưỡng viên hiện nay là bao nhiêu?
Điều dưỡng viên có mã số và phân hạng chức dạnh như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định như sau:
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp
1. Nhóm chức danh điều dưỡng, bao gồm:
a) Điều dưỡng hạng II Mã số: V.08.05.11
b) Điều dưỡng hạng III Mã số: V.08.05.12
c) Điều dưỡng hạng IV Mã số: V.08.05.13
2. Nhóm chức danh hộ sinh, bao gồm:
a) Hộ sinh hạng II Mã số: V.08.06.14
b) Hộ sinh hạng III Mã số: V.08.06.15
c) Hộ sinh hạng IV Mã số: V.08.06.16
3. Nhóm chức danh kỹ thuật y, bao gồm:
a) Kỹ thuật y hạng II Mã số: V.08.07.17
b) Kỹ thuật y hạng III Mã số: V.08.07.18
c) Kỹ thuật y hạng IV Mã số: V.08.07.19
Theo đó có 03 hạng chức danh viên chức điều dưỡng như sau:
- Điều dưỡng hạng 2 với mã số: V.08.05.11.
- Điều dưỡng hạng 3 với mã số: V.08.05.12.
- Điều dưỡng hạng 4 với mã số: V.08.05.13.
Lương của điều dưỡng viên hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Lương của điều dưỡng viên hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 15 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định về cách xếp lương đối với điều dưỡng viên như sau:
- Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 2: được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;
- Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 3: được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4: được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ-CP, công thức tính lương của viên chức là điều dưỡng viên trong năm 2023 như sau:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó:
- Hệ số lương được áp dụng như nội dung được nêu trên.
- Mức lương cơ sở:
+ Từ nay đến hết 30/6/2023: 1,49 triệu đồng/tháng;
+ Từ 01/7/2023 trở đi đến khi có quy định mới là 1,8 triệu đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15).
Chức danh điều dưỡng viên yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?
* Điều dưỡng hạng 2:
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BYT) quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của chức danh điều dưỡng viên hạng 2 bao gồm:
- Tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1 hoặc thạc sĩ trở lên ngành Điều dưỡng.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh điều dưỡng).
* Điều dưỡng hạng 3:
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BYT) quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của chức danh điều dưỡng viên hạng 3 bao gồm:
- Tốt nghiệp đại học ngành Điều dưỡng.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh điều dưỡng.
* Điều dưỡng hạng 4:
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BYT) quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của chức danh điều dưỡng viên hạng 4 bao gồm:
- Tốt nghiệp cao đẳng Điều dưỡng.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh điều dưỡng).
Viên chức là điều dưỡng viên được đào tạo, bồi dưỡng theo chế độ như thế nào?
Căn cứ Điều 33 Luật Viên chức 2010 quy định về chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức, cụ thể như sau:
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức
1. Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
2. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghề nghiệp, yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
3. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng viên chức gồm:
a) Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý;
b) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp;
c) Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức quy định chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức làm việc trong ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
Theo đó, việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức là điều dưỡng viên trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng điều dưỡng viên phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghề nghiệp, yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
Có 03 hình thức đào tạo, bồi dưỡng viên chức là điều dưỡng viên gồm:
- Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý;
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp;
- Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức quy định chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức làm việc trong ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?