Lễ Vow là gì? Người lao động được nghỉ mấy ngày để kết hôn mà vẫn hưởng nguyên lương?
Lễ Vow là gì?
Lễ Vow (còn được gọi là lễ thề, lễ thề tình yêu) là một nghi thức lễ đặc biệt trong ngày cưới, trong đó cặp đôi chia sẻ và thề trước mặt nhau về tình yêu, đưa ra những cam kết cũng như lời hứa bên nhau trọn đời. Lễ Vow thường diễn ra sau phần lễ cưới chính và trước phần tiệc cưới.
Trong lễ Vow, cặp đôi có thể viết những lời thề riêng của mình hoặc sử dụng những lời thề truyền thống đã được sửa đổi phù hợp với câu chuyện tình yêu, phong cách cá nhân của mỗi người. Lời thề trong lễ vow thường bao gồm cam kết về tình yêu, sự chung thủy, sự hỗ trợ và sẻ chia. Cả hai người hứa hẹn xây dựng một cuộc sống hạnh phúc và bền vững cùng nhau.
Lễ Vow là nghi thức mang ý nghĩa thiêng liêng và cảm xúc, chính vì vậy nghi thức này thường được tổ chức trong một không gian trang trọng và tình cảm, trước sự chứng kiến của người thân, bạn bè. Buổi lễ thường có các phần chính như tuyền lời thề, trao nhẫn, và thỉnh nguyện. Nghi thức này mang ý nghĩa sâu sắc trong việc củng cố tình yêu và cam kết của cặp đôi trước khi bước vào cuộc sống mới mang tên gia đình.
Thông tin về "Lễ Vow là gì" chỉ mang tính chất tham khảo.
Lễ Vow là gì? Người lao động được nghỉ mấy ngày để kết hôn mà vẫn hưởng nguyên lương? (Hình từ Internet)
Người lao động được nghỉ mấy ngày để kết hôn mà vẫn hưởng nguyên lương?
Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, kết hôn là một trong các lý do người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương. Cụ thể người lao động sẽ được nghỉ làm 03 ngày và hưởng nguyên lương.
Ngoài ra, người lao động có thể nghỉ thêm nếu sử dụng ngày nghỉ phép năm và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết (Điều 113 Bộ luật Lao động 2019).
Tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP công thức tính lương làm thêm vào ngày nghỉ có hưởng lương như sau:
(1) Trường hợp làm thêm giờ vào ban ngày
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm vào ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% (chưa kể tiền lương ngày nghỉ có hưởng lương) đối với người lao động hưởng lương ngày.
- Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm x Số giờ làm thêm
- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương SP của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% so với đơn giá tiền lương SP x Số SP làm thêm
(2) Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm
Tiền lương làm việc ban đêm = Tiền lương giờ thực trả hoặc đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 130% x Số giờ làm việc hoặc số sản phẩm làm vào ban đêm.
Ngoài ra, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
- Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian
Tiền lương làm thêm giờ = (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% ) + (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30%) + (20% x Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết) x Số giờ làm thêm vào ban đêm
- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Tiền lương làm thêm giờ = (Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300%) x (Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30%) + (20% x Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết) x Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm
Lưu ý:
- Tiền lương trên chưa tính tiền lương ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định.
- Tiền lương làm căn cứ tính tiền làm thêm giờ là mức tiền lương theo công việc, chức danh và các khoản phụ cấp, bổ sung liên quan trực tiếp tới thực hiện công việc và chức danh.
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?
- Đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 thống nhất không áp dụng cho CBCCVC và LLVT hưởng mức tăng lương cơ sở 30% phải không?
- Thời gian mức lương cơ sở 2.34 áp dụng còn lại bao lâu đối với đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Cụ thể tiền lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang là bao nhiêu?
- Tiếp tục có đợt tăng lương hưu mới có vượt hơn 15% mức tăng lương hưu vừa qua không?