Lao động trình độ cao là gì? Công ty có được sử dụng lao động thuê lại khi cần người có trình độ chuyên môn cao không?

Theo quy định hiện hành lao động trình độ cao là gì? Công ty có được sử dụng lao động thuê lại khi cần người có trình độ chuyên môn cao không?

Lao động trình độ cao là gì?

Lao động trình độ cao, hay còn gọi là Highly-Qualified Workers, là một phần của nguồn nhân lực làm việc ở những vị trí lãnh đạo, chuyên môn kỹ thuật bậc cao và trung. Những người này thường có trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên, có kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc phức tạp.

Đặc điểm của lao động trình độ cao bao gồm:

- Đào tạo chuyên sâu: Thường được đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học hoặc cao hơn.

- Kỹ năng chuyên môn: Có khả năng thực hiện các công việc đòi hỏi kỹ năng và kiến thức chuyên môn cao.

- Thích ứng nhanh: Có khả năng thích ứng với những thay đổi của công nghệ và áp dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào công việc.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất thao khảo

Lao động trình độ cao là gì? Công ty có được sử dụng lao động thuê lại khi cần người có trình độ chuyên môn cao không?

Lao động trình độ cao là gì? Công ty có được sử dụng lao động thuê lại khi cần người có trình độ chuyên môn cao không? (Hình từ Internet)

Công ty có được sử dụng lao động thuê lại khi cần người có trình độ chuyên môn cao không?

Căn cứ Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động
1. Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
2. Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
b) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
c) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
3. Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
b) Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
c) Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
4. Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Theo đó, một trong những trường hợp công ty được quyền sử dụng lao động thuê lại là đang có nhu cầu sử dụng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

Mức xử phạt hành vi sử dụng lao động thuê lại thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo hoặc không hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết một trong các nội dung sau: nội quy lao động; các yếu tố nguy hiểm; yếu tố có hại; các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và các quy chế khác của mình;
b) Không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật;
c) Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người bị nạn; không khai báo hoặc điều tra tai nạn khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật;
d) Phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động thuê lại để làm những công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
b) Sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hoặc Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực;
c) Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
d) Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ; vì lý do kinh tế hoặc chia; tách; hợp nhất; sáp nhập;
đ) Chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác;
e) Sử dụng lao động thuê lại nhưng không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
g) Sử dụng lao động thuê lại không thuộc một trong các trường hợp sau: đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định; thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân; có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
...

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo quy định, bên thuê lại lao động khi có hành vi sử dụng lao động thuê lại thay thế người lao động bị cho thôi việc vì thay đổi cơ cấu thì bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 40 - 50 triệu đồng (mức phạt cá nhân) và từ 80 - 100 triệu đồng (mức phạt tổ chức).

Thuật ngữ lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Công nhân thời vụ là gì, bảng lương công nhân thời vụ có số tiền không được thấp hơn mức nào?
Lao động tiền lương
Cưỡng bức lao động là gì? Hành vi lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn để tuyển dụng NLĐ với mục đích cưỡng bức lao động bị xử phạt thế nào?
Lao động tiền lương
Cam kết bảo mật tiền lương là gì? Mẫu cam kết bảo mật tiền lương mới nhất là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Vệ sinh lao động là gì, ví dụ về vệ sinh lao động? Trong công tác an toàn vệ sinh lao động công đoàn cơ sở có quyền và trách nhiệm gì?
Lao động tiền lương
Giao kết hợp đồng lao động là gì? Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động mà các bên tuân thủ là gì?
Lao động tiền lương
Ngành, nghề, công việc đặc thù gồm những gì? Tải mẫu hợp đồng lao động chuẩn nhất ở đâu?
Lao động tiền lương
OT là gì? Thời gian làm OT trong 1 ngày là bao nhiêu giờ? Lương OT là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Thực hiện hợp đồng lao động là gì? Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động các bên có được thay đổi nội dung hợp đồng không?
Lao động tiền lương
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là gì?
Lao động tiền lương
Chính sách giải quyết việc làm là gì? Các chính sách giải quyết việc làm tại Việt Nam cho người lao động hiện nay như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ lao động
358 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào