Không thể bố trí được đúng công việc cho NLĐ sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động thì phải làm sao?
- Khi người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động thì có được hưởng các quyền lợi đã được giao kết trong hợp đồng không?
- Không thể bố trí được đúng công việc cho NLĐ sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động thì phải làm sao?
- Khi thỏa thuận công việc mới thì có phải ký lại hợp đồng lao động hay không?
Khi người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động thì có được hưởng các quyền lợi đã được giao kết trong hợp đồng không?
Tại khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Theo đó, trong thời gian bị tạm hoãn hợp đồng lao động thì người lao động sẽ không được hưởng các quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ khi các bên trong hợp đồng có thỏa thuận khác.
Không thể bố trí được đúng công việc cho NLĐ sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động thì phải làm sao? (Hình từ Internet)
Không thể bố trí được đúng công việc cho NLĐ sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động thì phải làm sao?
Tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trường hợp không thể bố trí được đúng công việc cho người lao động như sau:
Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Theo đó, sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người sử dụng phải nhận người lao động trở lại làm việc và bố trí công việc theo hợp đồng đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn.
Trường hợp không thể bố trí được đúng công việc cho người lao động sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động thì phải thỏa thuận công việc mới cho họ và sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Nếu không nhận lại người lao động sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Bên cạnh đó còn phải nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác và buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm.
Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Khi thỏa thuận công việc mới thì có phải ký lại hợp đồng lao động hay không?
Tại Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, cụ thể như sau:
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Theo đó, khi thỏa thuận công việc mới không nhất thiết phải ký lại hợp đồng lao động mới mà 2 bên có thể tiến hành ký kết phụ lục hợp đồng lao động để sửa đổi, bổ sung điều khoản hợp đồng lao động đã ký.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?