Không tắt thiết bị điện sau khi dùng thì có bị công ty kỷ luật lao động không?
Có bị kỷ luật lao động khi không tắt thiết bị điện sau khi dùng không?
Căn cứ vào Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kỷ luật lao động như sau:
Kỷ luật lao động
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động như sau:
Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
...
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì kỷ luật lao động là các quy định về việc tuân thủ thời gian làm việc, công nghệ, và quy trình sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và theo quy định của pháp luật.
Nếu trong nội quy lao động của doanh nghiệp có quy định về việc tắt thiết bị sau khi sử dụng mà người lao động không tuân thủ, người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức kỷ luật đối với hành vi vi phạm này.
Có bị kỷ luật lao động khi không tắt thiết bị điện sau khi dùng không? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục kỷ luật lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ vào quy định tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục kỷ luật lao động như sau:
- Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.
Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.
- Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:
+ Ít nhất 5 ngày làm việc trước cuộc họp, người sử dụng lao động phải thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp, tên người bị xử lý kỷ luật và hành vi vi phạm cho các bên tham dự theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
+ Các thành phần tham dự cuộc họp phải xác nhận tham gia. Nếu có ai không thể tham dự vào thời gian, địa điểm đã thông báo, người lao động và người sử dụng lao động sẽ thỏa thuận lại. Nếu không thống nhất được, người sử dụng lao động sẽ quyết định thời gian, địa điểm mới.
+ Cuộc họp xử lý kỷ luật sẽ diễn ra theo thời gian và địa điểm đã thông báo. Nếu một thành phần tham dự không xác nhận tham gia hoặc vắng mặt, cuộc họp vẫn tiếp tục được tổ chức.
- Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
- Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 Bộ luật Lao động 2019, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019.
Nội quy lao động gồm những gì?
Căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 thì nội quy lao động bao gồm:
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trật tự tại nơi làm việc;
- An toàn, vệ sinh lao động;
- Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
- Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;
- Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;
- Trách nhiệm vật chất;
- Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
Lưu ý: Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Năm 2025, tăng lương giáo viên các cấp được Chính phủ đề xuất khi tình hình kinh tế xã hội thuận lợi và cân đối được nguồn có đúng không?
- Năm 2025, điều chỉnh tăng lương hưu người lao động khu vực doanh nghiệp và khu vực công sẽ được Chính phủ đề xuất trong trường hợp thế nào?
- Chốt tăng lương cơ sở cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang hay bãi bỏ lương cơ sở để xây dựng các bảng lương mới sau năm 2026?
- Cán bộ công đoàn không chuyên trách nào được sử dụng 24 giờ làm việc/tháng từ tháng 7/2025 để làm công tác công đoàn?