Khoảng thời gian nào được tính là ca làm việc của người lao động làm việc trong hầm lò?
Khoảng thời gian nào được tính là ca làm việc của người lao động làm việc trong hầm lò?
Tại Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-BCT có quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ca làm việc của người lao động trong hầm lò là khoảng thời gian từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ tại nhà giao ca cho đến khi trở lại sân công nghiệp trên mặt bằng mỏ sau khi kết thúc công việc, bao gồm: thời gian nhận nhiệm vụ, thời gian di chuyển từ nhà giao ca đến vị trí sản xuất và trở lại sân công nghiệp trên mặt bằng mỏ (bao gồm cả khoảng thời gian người lao động di chuyển từ cửa lò đến vị trí sản xuất được giao nhiệm vụ trong hầm lò và ngược lại) và thời giờ làm việc của người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò.
2. Thời giờ làm việc của người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò là khoảng thời gian người lao động trực tiếp làm nhiệm vụ được giao tại vị trí sản xuất trong hầm lò đến khi kết thúc công việc tại vị trí làm việc, bao gồm cả thời gian nghỉ trong giờ làm việc.
3. Công việc trong hầm lò là tất cả các công việc phục vụ cho việc khai thác mỏ hầm lò tính từ cửa lò đến vị trí sản xuất trong hầm lò và ngược lại.
Như vậy, ca làm việc của người lao động làm việc trong hầm lò là khoảng thời gian từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ tại nhà giao ca cho đến khi trở lại sân công nghiệp trên mặt bằng mỏ sau khi kết thúc công việc, bao gồm:
+ Thời gian nhận nhiệm vụ;
+ Thời gian di chuyển từ nhà giao ca đến vị trí sản xuất và trở lại sân công nghiệp trên mặt bằng mỏ (bao gồm cả khoảng thời gian người lao động di chuyển từ cửa lò đến vị trí sản xuất được giao nhiệm vụ trong hầm lò và ngược lại) và thời giờ làm việc của người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò.
Khoảng thời gian nào được tính là ca làm việc của người lao động làm việc trong hầm lò? (Hình từ Internet)
Ca làm việc của người lao động làm việc trong hầm lò kéo dài bao lâu?
Tại Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BCT có quy định như sau:
Thời giờ làm việc
1. Ca làm việc của người lao động trong hầm lò không quá 9,5 giờ trong 01 ngày.
2. Thời giờ làm việc của người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò không quá 07 giờ trong 01 ngày và không quá 42 giờ trong 01 tuần
Như vậy, thời gian người lao động làm việc theo ca trong hầm lò tối đa là 9,5 giờ trong 01 ngày.
Thời giờ làm việc của người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò không quá 07 giờ trong 01 ngày và không quá 42 giờ trong 01 tuần.
Ngày nghỉ hằng tuần của người lao động làm việc trong hầm lò được quy định như thế nào?
Tại Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-BCT có quy định như sau:
Nghỉ chuyển ca; Nghỉ hằng tuần; Nghỉ lễ, tết; Nghỉ hàng năm; Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
Tuân thủ theo quy định tại Điều 110, Điều 111, Điều 112, Điều 113, Điều 115 Bộ luật Lao động.
Như vậy, thời gian nghỉ hằng tuần của người lao động làm việc trong hầm lò được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
- Mỗi tuần, người lao động làm việc trong hầm lò được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
- Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
- Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động làm việc trong hầm lò được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có nội dung như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?