Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo của người lao động có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo của người lao động có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không? Người lao động có được giảm thuế khi mắc bệnh hiểm nghèo không? Nếu người lao động chậm nộp thuế thu nhập cá nhân, họ sẽ bị phạt như thế nào?

Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo của người lao động có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) có quy định các khoản thu nhập chịu thuế như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
...
g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
g.1) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.
g.1.1) Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.
g.1.2) Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.
g.1.3) Người sử dụng lao động chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo.
....

Như vậy, theo như quy định nêu trên thì khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo của người lao động không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo của người lao động có phải nộp thuế Thu nhập cá nhân không?

Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo của người lao động có phải nộp thuế Thu nhập cá nhân không? (Hình từ Internet)

Người lao động có được giảm thuế khi bị bệnh hiểm nghèo hay không?

Căn cứ vào Điều 5 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về giảm thuế như sau:

Giảm thuế
Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.

Như vậy, theo như quy định nêu trên thì người lao động sẽ được giảm thuế khi bị bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế.

Số tiền thuế được giảm tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng sẽ không vượt quá số thuế phải nộp.

Người lao động chậm nộp thuế thu nhập cá nhân thì bị phạt như thế nào?

Căn cứ vào Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế như sau:

Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
1. Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp bao gồm:
a) Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế;
b) Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;
c) Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước;
d) Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 5 Điều 124 của Luật này;
đ) Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu quy định tại khoản 3 Điều 137 của Luật này;
e) Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 142 của Luật này;
g) Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển theo quy định.
2. Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:
a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.
...

Như vậy, theo như quy định trên thì người lao động chậm nộp thuế thu nhập cá nhân thì sẽ bị phạt tiền chậm nộp thuế, cụ thể tiền chậm nộp thuế thu nhập cá nhân 01 ngày được tính bằng công thức sau:

Mức tính tiền chậm nộp = 0,03% x Số tiền thuế chậm nộp.

Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo của người lao động có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Lao động tiền lương
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nhận được không bằng tiền phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam như thế nào?
Lao động tiền lương
Thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công xác định như thế nào?
Lao động tiền lương
Hạn chót nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của quý 1/2025 là khi nào?
Lao động tiền lương
Tiền thưởng Tết Nguyên đán 2025 của cán bộ, công chức viên chức có cần đóng thuế TNCN không?
Lao động tiền lương
Tại sao người lao động được hoàn thuế TNCN?
Lao động tiền lương
Cách nhận lại tiền thuế TNCN được hoàn như thế nào?
Lao động tiền lương
Cách quyết toán thuế thu nhập cá nhân online thực hiện như thế nào?
Lao động tiền lương
Mẫu 08/CK-TNCN áp dụng khi nào? Mẫu cam kết thuế TNCN mới nhất có dạng ra sao?
Lao động tiền lương
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là khi nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuế thu nhập cá nhân
61 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào