Khi nào miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ?
Khi nào miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ?
Căn cứ tại Điều 23 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
1. Thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ, trừ chức vụ chỉ huy tự vệ trong doanh nghiệp quân đội được quy định như sau:
a) Tư lệnh quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy tiểu đoàn, hải đoàn Dân quân tự vệ;
b) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm chức vụ chỉ huy đại đội, hải đội Dân quân tự vệ; Tư lệnh Quân chủng Hải quân quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy hải đội tự vệ thuộc quyền quản lý;
c) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định bổ nhiệm Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng và Khẩu đội trưởng Dân quân tự vệ;
d) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
2. Miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được quy định như sau:
a) Miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ khi thay đổi vị trí công tác, thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ đang đảm nhiệm hoặc không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện thực hiện chức vụ hiện tại;
b) Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ nào thì có quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ đó.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ tại Điều này và thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp quân đội; quy định sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam giữ chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ trong trường hợp cần thiết.
Theo đó, miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ khi thay đổi vị trí công tác, thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ đang đảm nhiệm hoặc không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện thực hiện chức vụ hiện tại.
Khi nào miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ?
Các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ hiện nay là gì?
Căn cứ tại Điều 19 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định:
Chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
1. Các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức bao gồm:
a) Chỉ huy trưởng, Chính trị viên;
b) Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó.
2. Các chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ bao gồm:
a) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn, Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn, Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn;
b) Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội, Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội;
c) Trung đội trưởng;
d) Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng;
đ) Thôn đội trưởng kiêm chỉ huy đơn vị dân quân tại chỗ.
Theo đó, các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ là:
- Các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức bao gồm:
+ Chỉ huy trưởng, Chính trị viên;
+ Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó.
- Các chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ bao gồm:
+ Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn, Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn, Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn;
+ Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội, Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội;
+ Trung đội trưởng;
+ Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng;
+ Thôn đội trưởng kiêm chỉ huy đơn vị dân quân tại chỗ.
Các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ có được tập huấn bồi dưỡng không?
Căn cứ tại Điều 27 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định:
Tập huấn, bồi dưỡng các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
1. Trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được tập huấn, bồi dưỡng theo chương trình cho từng đối tượng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và tình hình của địa phương, cơ quan, tổ chức.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chương trình, nội dung, thời gian, danh mục vật chất huấn luyện, phân cấp và cơ sở tập huấn, bồi dưỡng các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ.
Theo đó, trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được tập huấn bồi dưỡng theo chương trình cho từng đối tượng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và tình hình của địa phương, cơ quan, tổ chức.
- Chỉ thị 01: Cải cách tiền lương năm 2025 đối với cán bộ công chức viên chức, các đơn vị địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn thế nào?
- Chốt tăng lương, nâng bậc lương cho 09 đối tượng trong bảng lương mới theo nguyên tắc nào?
- Chính thức lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025: Người lao động, cán bộ công chức viên chức được nghỉ thế nào theo Bộ luật Lao động?
- Chốt 02 bảng lương mới công chức viên chức, 03 bảng lương lực lượng vũ trang được xác định mức tiền lương cụ thể căn cứ trên việc mở rộng quan hệ tiền lương ra sao?
- Chính thức lương hưu 2025: Tăng hơn 3500000 đồng cho người lao động nghỉ hưu trước 1995 trong trường hợp đề xuất Chính phủ được chấp nhận, cụ thể ra sao?