Kế hoạch tăng mức giảm trừ gia cảnh khi sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân sắp tới như thế nào?
Tăng mức giảm trừ gia cảnh khi sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân sắp tới như thế nào?
Theo tiểu mục c Mục 3 Phụ lục Nhiệm vụ cụ thể giao cán bộ, cơ quan, địa phương trong tháng 02 năm 2024 và thời gian tới ban hành kèm theo Nghị quyết 20/NQ-CP năm 2024 của Chính phủ quy định như sau:
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
...
c) Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về thuế, phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền ban hành; kịp thời đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền các chính sách miễn, giảm, gia hạn cần áp dụng trong thời gian tới. Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đời sống của người dân. Kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy định nhằm bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là tại các vùng xảy ra thiên tai, bão lũ, không để người dân bị thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt.
...
Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đời sống của người dân.
Trước đó, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV vào tháng 11/2023, trước ý kiến của Đại biểu Quốc hội cho rằng Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện nay đã lỗi thời, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết đã có kiến nghị Chính phủ, Quốc hội đưa vào chương trình sửa luật.
Nêu vấn đề chất vấn tại phiên họp 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 18.3, một đại biểu cho rằng mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế được áp dụng từ ngày 01.7.2020 tới nay không còn phù hợp với các chỉ số lạm phát tăng và tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.
Từ đó, Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết phương án đã xét mức tăng, giảm của mức giảm trừ gia cảnh bản thân và người phụ thuộc khi xác định thuế thu nhập cá nhân thời gian tới chưa và mức bao nhiêu là phù hợp?
Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, đã có nhiều ý kiến cho rằng mức giảm trừ gia cảnh không phù hợp với điều kiện hiện nay khi thời giá ngày một cao, những người phụ thuộc, nuôi con nhỏ, thu nhập thành thị không đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, muốn thay đổi mức giảm trừ gia cảnh thì phải sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Bộ trưởng cho biết thêm, theo kế hoạch thì trong năm 2025 mới bắt đầu sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Khi sửa đổi thì Bộ Tài chính mới nêu lên quan điểm và lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân, cơ quan về vấn đề này. Khi đó mới xây dựng lại yếu tố về giảm trừ gia cảnh trình Chính phủ, Thường vụ Quốc hội và Quốc hội. Sau khi Quốc hội ban hành quy định sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân thì lúc đó sẽ thực hành theo quy định mới của luật.
Như vậy, theo kế hoạch, năm 2025 mới bắt đầu sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Trong giai đoạn này, Bộ Tài chính mới nêu quan điểm và lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân, cơ quan về vấn đề tăng, giảm mức giảm trừ gia cảnh.
Khi đó mới tiến hành xây dựng lại yếu tố về giảm trừ gia cảnh (trong đó có tăng mức giảm trừ gia cảnh) trình Chính phủ, Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
Xem chi tiết: https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=85412
Tăng mức giảm trừ gia cảnh khi sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân sắp tới như thế nào?
Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:
Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Theo đó:
- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Những ai thuộc đối tượng nộp thuế TNCN?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được quy định như sau:
Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định 2 điều kiện trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch âm dương tháng 1 năm 2025? Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ tết trong năm 2025?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?