Cách tính số tháng giảm trừ gia cảnh như thế nào?

Hướng dẫn cách tính số tháng giảm trừ gia cảnh như thế nào? Mẫu 20 cắt giảm trừ gia cảnh được lập như thế nào?

Cách tính số tháng giảm trừ gia cảnh như thế nào?

Số tháng giảm trừ gia cảnh phụ thuộc vào thời gian phát sinh thu nhập chịu thuế của người nộp thuế và thời điểm đăng ký người phụ thuộc (nếu có). Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC, Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14Thông tư 79/2022/TT-BTC, cách tính số tháng giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau:

1. Đối với bản thân người nộp thuế

Giảm trừ gia cảnh cho bản thân được tính theo tháng có thu nhập chịu thuế.

- Nếu có thu nhập trong tháng thì được tính đủ 11.000.000 đồng/tháng.

- Nếu không có thu nhập trong tháng thì không được giảm trừ trong tháng đó.

Ví dụ 1:

- Anh A ký hợp đồng lao động từ tháng 4/2024 và làm đến hết năm 2024.

- Anh A sẽ được giảm trừ từ tháng 4 đến tháng 12, tức 9 tháng.

>>> Tổng giảm trừ = 11.000.000 x 9 = 99.000.000 đồng.

Ví dụ 2:

- Chị B đi làm từ tháng 1/2024 nhưng nghỉ việc từ tháng 8/2024.

- Chị B được giảm trừ từ tháng 1 đến tháng 8, tức 8 tháng.

>>> Tổng giảm trừ = 11.000.000 x 8 = 88.000.000 đồng.

2. Đối với người phụ thuộc

- Thời điểm tính giảm trừ: Bắt đầu từ tháng người phụ thuộc được đăng ký.

- Nếu người phụ thuộc không còn đủ điều kiện (ví dụ: con đủ 18 tuổi và có thu nhập trên 1 triệu đồng/tháng) thì dừng giảm trừ từ tháng tiếp theo.

Ví dụ 3:

- Anh C có con sinh ngày 10/5/2006 và đăng ký giảm trừ từ tháng 6/2024.

- Con anh C đủ 18 tuổi vào tháng 5/2024, nhưng nếu vẫn không có thu nhập hoặc bị tàn tật thì vẫn tiếp tục được giảm trừ.

Ví dụ 4:

- Chị D đăng ký giảm trừ cho mẹ từ tháng 7/2024.

- Chị D chỉ được giảm trừ từ tháng 7 đến tháng 12/2024 (6 tháng).

>>> Tổng giảm trừ: 4.400.000 x 6 = 26.400.000 đồng.

Cách tính số tháng giảm trừ gia cảnh

Cách tính số tháng giảm trừ gia cảnh như thế nào?

Mẫu 20 cắt giảm trừ gia cảnh được lập như thế nào?

(1) Trường hợp cá nhân cắt giảm trừ gia cảnh thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập

Trong trường hợp cá nhân cắt giảm trừ gia cảnh thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập thì mẫu 20 cắt giảm trừ gia cảnh được lập theo Mẫu số 20-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC, cụ thể như sau:

Hình 2

Tải Mẫu số 20-ĐK-TH-TCT: Tại đây

(2) Trường hợp cá nhân trực tiếp thực hiện khai cắt giảm trừ

Trong trường hợp cá nhân trực tiếp cắt giảm trừ gia cảnh thì mẫu 20 cắt giảm trừ gia cảnh được lập theo Mẫu số 20-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC, cụ thể như sau:

Mẫu 20

Tải Mẫu số 20-ĐK-TCT: Tại đây

Thủ tục cắt giảm trừ gia cảnh được hiện như thế nào?

Căn cứ quy định tại điểm h.2.1.1.2 khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được điều chỉnh lại bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC, khi tăng hoặc giảm về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế.

Do đó, Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 105/2020/TT-BTC và khoản 10 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, thủ tục cắt giảm trừ gia cảnh cho được hiện như sau:

(1) Trường hợp cá nhân cắt giảm trừ gia cảnh thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập

Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập để làm căn cứ cắt giảm trừ cho người phụ thuộc. Hồ sơ cắt giảm trừ gia cảnh bao gồm:

- Văn bản ủy quyền

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người phụ thuộc như:

+ Bản sao căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân nếu người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam và từ đủ 14 tuổi trở lên; hoặc

+ Bản sao Giấy khai sinh, bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực nếu người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi; hoặc

+ Bản sao Hộ chiếu nếu người phụ thuộc là người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài hoặc người có quốc tịch nước ngoài.

Bước 2: Cơ quan chi trả thu nhập cho người nộp thuế tổng hợp và gửi Tờ khai đăng ký thuế theo Mẫu 20-ĐK-TH-TCT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập

Bước 3: Cơ quan thuế tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của cơ quan chi trả thu nhập

- Trường hợp hồ sơ bằng giấy nộp trực tiếp tại cơ quan thuế sẽ được tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế, ghi rõ số lượng tài liệu, ngày nhận hồ sơ. Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả nếu hồ sơ thuộc diện phải trả kết quả cho người nộp thuế, thời hạn xử lý hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ bằng giấy được gửi bằng đường bưu điện thì được đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận hồ sơ vào hồ sơ, ghi số văn thư.

Công chức thuế tiến hành kiểm tra hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế và yêu cầu giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu nếu hồ sơ không đầy đủ trong thời hạn 2 ngày làm việc từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế điện tử thì việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện theo quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

(2) Trường hợp cá nhân trực tiếp cắt giảm trừ gia cảnh

Bước 1: Cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế. Hồ sơ cắt giảm trừ gia cảnh bao gồm:

- Tờ khai thay đổi thông tin đăng ký thuế theo Mẫu 20-ĐK-TCT

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người phụ thuộc như:

+ Bản sao căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân nếu người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam và từ đủ 14 tuổi trở lên; hoặc

+ Bản sao Giấy khai sinh, bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực nếu người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi; hoặc

+ Bản sao Hộ chiếu nếu người phụ thuộc là người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài hoặc người có quốc tịch nước ngoài.

Bước 2: Cơ quan thuế tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của cơ quan chi trả thu nhập

- Trường hợp hồ sơ bằng giấy nộp trực tiếp tại cơ quan thuế sẽ được tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế, ghi rõ số lượng tài liệu, ngày nhận hồ sơ. Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả nếu hồ sơ thuộc diện phải trả kết quả cho người nộp thuế, thời hạn xử lý hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ bằng giấy được gửi bằng đường bưu điện thì được đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận hồ sơ vào hồ sơ, ghi số văn thư.

Công chức thuế tiến hành kiểm tra hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế và yêu cầu giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu nếu hồ sơ không đầy đủ trong thời hạn hai ngày làm việc từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế điện tử thì việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện theo quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.



Giảm trừ gia cảnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Khi nào được giảm trừ gia cảnh cho bản thân?
Lao động tiền lương
Cách tính số tháng giảm trừ gia cảnh như thế nào?
Lao động tiền lương
Cách tính giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN như thế nào?
Lao động tiền lương
Mẫu đơn xin xác nhận giảm trừ gia cảnh mới nhất năm 2025?
Lao động tiền lương
Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ, cho con năm 2025 thế nào?
Người có họ trong phạm vi ba đời là những ai? Cháu nội, ngoại có được giảm trừ gia cảnh không?
Lao động tiền lương
Giảm trừ gia cảnh là gì? Ai được xem là người phụ thuộc của người lao động?
Lao động tiền lương
Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh được tính như thế nào?
Lao động tiền lương
Tăng tiền lương từ 01/07/2024 có tăng giảm trừ gia cảnh không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giảm trừ gia cảnh
24 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào