Hòa giải viên lao động có được Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cử đi không?

Theo quy định hiện hành hòa giải viên lao động có được Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cử đi không?

Hòa giải viên lao động có được Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cử đi không?

Căn cứ theo Điều 95 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động
1. Việc cử hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ hòa giải do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện theo phân cấp trong quy chế quản lý hòa giải viên lao động.
2. Trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động
a) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề và yêu cầu hỗ trợ phát triển quan hệ lao động được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc hòa giải viên lao động.
Trường hợp hòa giải viên lao động trực tiếp nhận đơn yêu cầu từ đối tượng tranh chấp đề nghị giải quyết thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận đơn, hòa giải viên lao động phải chuyển cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đang quản lý hòa giải viên lao động để phân loại xử lý;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, theo phân cấp quản lý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phân loại và có văn bản cử hòa giải viên lao động giải quyết theo quy định.
Trường hợp tiếp nhận đơn từ hòa giải viên lao động theo quy định tại điểm a khoản này thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận đơn, theo phân cấp quản lý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội ra văn bản cử hòa giải viên lao động theo quy định.
...

Theo đó, thẩm quyền cử hòa giải viên lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Hòa giải viên lao động được cử đi thực hiện theo phân cấp trong quy chế quản lý hòa giải viên lao động.

Hòa giải viên lao động có được Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hay cử không?

Hòa giải viên lao động có được Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cử không?

Hòa giải viên lao động được bổ nhiệm phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

Căn cứ theo Điều 92 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Tiêu chuẩn hòa giải viên lao động
1. Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt.
2. Có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
3. Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.

Theo đó, hòa giải viên phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

- Là công dân Việt Nam;

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định;

- Có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt;

- Có trình độ đại học trở lên;

- Có ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động;

- Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Không thuộc diện đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.

Các bên trong tranh chấp lao động cá nhân có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp không?

Căn cứ theo Điều 182 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động
1. Trong giải quyết tranh chấp lao động, các bên có quyền sau đây:
a) Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết;
b) Rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu;
c) Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.
2. Trong giải quyết tranh chấp lao động, các bên có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình;
b) Chấp hành thỏa thuận đã đạt được, quyết định của Ban trọng tài lao động, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Theo đó, các bên trong tranh chấp lao động cá nhân có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.

Ai có thẩm quyền miễn nhiệm hòa giải viên lao động?

Căn cứ khoản 2 Điều 94 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

Miễn nhiệm hòa giải viên lao động
...
2. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm hòa giải viên lao động
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin thôi làm hòa giải viên lao động của hòa giải viên lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, miễn nhiệm hòa giải viên lao động;
b) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d, và đ khoản 1 Điều này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và kết quả rà soát, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, miễn nhiệm hòa giải viên lao động;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm hòa giải viên lao động.

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền miễn nhiệm hòa giải viên lao động.

Hòa giải viên lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Hòa giải viên lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền cần có trình độ ra sao?
Lao động tiền lương
Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải tranh chấp lao động cá nhân quá 6 tháng trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Hòa giải viên lao động có yêu cầu điều kiện về sức khỏe hay không?
Lao động tiền lương
Hòa giải viên lao động có yêu cầu về chứng chỉ hành nghề nào không?
Lao động tiền lương
Hòa giải viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự có đương nhiên bị miễn nhiệm hay không?
Lao động tiền lương
Hòa giải viên có được tạo điều kiện bố trí thời gian thích hợp để tham gia thực hiện nhiệm vụ hay không?
Lao động tiền lương
Hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết không?
Lao động tiền lương
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền quản lý hòa giải viên lao động?
Lao động tiền lương
Đã chấp hành xong bản án có được làm hòa giải viên lao động?
Lao động tiền lương
Hòa giải viên lao động bị miễn nhiệm khi từ chối nhiệm vụ hòa giải bao nhiêu lần?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hòa giải viên lao động
217 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hòa giải viên lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hòa giải viên lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào