Hệ số lương cơ bản hiện nay tính lương cho người lao động là bao nhiêu?
Hệ số lương cơ bản là gì?
Hiện nay, không có quy định pháp luật nào định nghĩa hệ số lương cơ bản. Tuy nhiên, có thể hiểu hệ số lương cơ bản như sau:
- Hệ số lương cơ bản là một chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau. Hệ số lương cơ bản là một trong các yếu tố cơ bản của thang, bảng lương.
- Hệ số lương có thể dùng để tính mức lương cho các cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong khu vực nhà nước hoặc cũng có thể được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho người lao động trong các doanh nghiệp.
>> Xem chi tiết Bảng phân công nhiệm vụ về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: Tải về.
>> Tải bảng lương mới được áp dụng trong thời gian chờ cải cách tiền lương: Tại đây.
Xem toàn bộ hệ số lương viên chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
Xem toàn bộ hệ số lương công chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
Xem thêm:
>> Thay thế lương cơ sở 2.34, mức lương trong hệ thống bảng lương của CBCCVC và LLVT thay đổi
>> Đã có thời gian chính thức cải cách tiền lương cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang
Hệ số lương cơ bản hiện nay tính lương cho người lao động là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hệ số lương cơ bản hiện nay tính lương cho người lao động là bao nhiêu?
(1) Đối với khu vực danh nghiệp:
Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Và căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định về mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo quy định hiện hành, tiền lương của người lao động là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Do đó, không sử dụng hệ số lương cơ bản để tính tiền lương trả cho người lao động mà tiền lương được xác định dựa trên mức lương tối thiểu. Cụ thể là mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay như sau:
- Vùng 1 là 4.960.000 đồng/tháng; 23.800 đồng/giờ.
- Vùng 2 là 4.410.000 đồng/tháng; 21.200 đồng/giờ.
- Vùng 3 là 3.860.000 đồng/tháng; 18.600 đồng/giờ.
- Vùng 4 là 3.450.000 đồng/tháng; 16.600 đồng/giờ.
(Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP)
(2) Đối với khu vực công:
Hiện nay, tiền lương của người lao động trong khu vực công được xác định theo Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV, cụ thể:
Tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương.
Trong đó, hệ số lương cơ bản hiện nay của CBCCVC và LLVT được quy định cụ thể tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Lưu ý: Mức lương cơ sở là 2.34 triệu đồng (Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
Hệ số lương của CBCCVC và LLVT sẽ bị bãi bỏ trong trường hợp nào?
Căn cứ theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
...
c) Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
...
Theo đó, hệ số lương của CBCCVC và LLVT sẽ bị bãi bỏ trong trường hợp thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể là thiết kế cơ cấu tiền lương và xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Thời điểm nào sẽ chính thức bãi bỏ hệ số lương của CBCCVC và LLVT?
Căn cứ theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp căn cứ Kết luận này khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
...
5.2. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
...
Theo đó, thực hiện cải cách tiền lương (áp dụng 05 bảng lương mới) sẽ bãi bỏ hệ số lương của CBCCVC và LLVT. Theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024 thì sẽ đề xuất thực hiện bảng lương mới sau năm 2026.
Như vậy, thời điểm chính thức bãi bỏ hệ số lương của CBCCVC và LLVT là sau năm 2026 nếu chính thức triển khai và áp dụng bảng lương mới.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chốt lịch chi trả lương hưu tháng 1, tháng 2/2025 nhận gộp vào ngày nào?
- Khi nào thì chính thức tăng lương hưu cho người lao động?
- Quyết định 37: Cập nhật tiền lương, cải cách tiền lương cán bộ công chức thế nào?