Hành vi nào người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động?

Cho tôi hỏi hành vi nào người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động? Khi giao kết hợp đồng lao động cần đảm bảo những nguyên tắc nào? Câu hỏi của anh Lâm (Phú Thọ).

Hành vi nào người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động?

Tại Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Như vậy, dưới đây là những điều mà người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:

Thứ nhất: Người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động

Thứ hai: Người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Thứ ba: Người sử dụng lao động không được buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động. Đây cũng là điểm mới của Bộ luật Lao động 2019 so với Điều 20 Bộ luật Lao động 2012 trước đây không quy định về hành vi này.

Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Hành vi nào người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động?

Hành vi nào người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động? (Hình từ Internet)

Khi giao kết hợp đồng lao động cần đảm bảo những nguyên tắc nào?

Tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động như sau:

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Theo đó, hợp đồng lao động được xây dựng trên cơ sở thoả thuận của các bên. Dựa trên sự tự nguyện, thỏa thuận, bình đẳng để cùng đi đến việc xác lập mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Các bên trong quan hệ lao động thể hiện tinh thần thiện chí, hợp tác, trung thực cùng hỗ trợ nhau để đạt được mục đích cuối cùng là giao kết hợp đồng.

Các bên tự do thỏa thuận hợp tác giữa các bên trong quan hệ lao động nhưng phải phù hợp với khuôn khổ pháp luật và không trái với chuẩn mực xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên cũng như giữ gìn trật tự xã hội.

Người lao động có được từ chối làm việc nếu có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của mình hay không?

Tại điểm d khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Theo đó, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Đồng thời, người lao động hoàn toàn có quyền từ chối làm việc nếu nhận thấy có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc.

Giao kết hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 13 tuổi phải đáp ứng điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Có được giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người lao động khi giao kết hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
Chủ nhà không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình thì có vi phạm pháp luật không?
Lao động tiền lương
Giao kết hợp đồng lao động sau khi vào làm việc được không?
Lao động tiền lương
Hợp đồng lao động bằng lời nói áp dụng với đối tượng nào?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động bị phạt gì?
Lao động tiền lương
Trực tiếp giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi có được không?
Lao động tiền lương
Người lao động làm công việc theo mùa vụ có cần trực tiếp giao kết hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
NLĐ phải cung cấp thông tin gì khi giao kết hợp đồng lao động dưới 1 tháng?
Lao động tiền lương
Được tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái với điều gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giao kết hợp đồng lao động
23,480 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao kết hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao kết hợp đồng lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào