Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm có thời hạn trong bao lâu?
Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm có thời hạn trong bao lâu?
Tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 23/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
1. Nội dung giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thời hạn của giấy phép được quy định như sau:
a) Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng;
b) Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;
c) Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.
Như vậy, giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm có thời hạn tối đa là 60 tháng.
Sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hiệu lực sẽ bị xử phạt như thế nào?
Tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo hoạt động dịch vụ việc làm không theo quy định của pháp luật;
b) Không niêm yết công khai bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép, quyết định thu hồi giấy phép tại trụ sở chính của doanh nghiệp;
c) Không theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do doanh nghiệp giới thiệu hoặc cung ứng tối thiểu 03 tháng hoặc trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động đối với những trường hợp thực hiện hợp đồng lao động dưới 03 tháng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định;
b) Không lập hoặc không cập nhật hoặc không quản lý dữ liệu lao động đăng ký tư vấn, giới thiệu việc làm và người sử dụng lao động đăng ký tuyển lao động; không thực hiện kết nối hoặc chia sẻ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
c) Không xây dựng hoặc không niêm yết công khai giá cung ứng dịch vụ việc làm cho người lao động tại trụ sở của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức dịch vụ việc làm có hành vi thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về vị trí việc làm.
4. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không phải là trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập hợp pháp hoặc không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hạn.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả lại cho cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm khoản tiền đã thu của cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
...
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định người có hành vi sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hiệu lực sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 45 - 60 triệu đồng (mức phạt cá nhân) và từ 90 - 120 triệu đồng (mức phạt tổ chức).
Ngoài ra, buộc trả lại cho cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm khoản tiền đã thu của cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.
Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm có thời hạn trong bao lâu?
Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hạn có được gia hạn không?
Tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 23/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Gia hạn giấy phép
1. Doanh nghiệp được gia hạn giấy phép phải bảo đảm các quy định sau:
a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này;
b) Không thuộc trường hợp bị thu hồi giấy phép theo quy định tại Điều 21 Nghị định này;
c) Tuân thủ đầy đủ chế độ báo cáo quy định tại Nghị định này;
d) Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước thời điểm hết hạn của giấy phép ít nhất 20 ngày làm việc.
...
Như vậy, nếu đáp ứng những điều kiện quy định dưới đây thì khi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hạn, doanh nghiệp sẽ được gia hạn giấy phép hoạt động:
- Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP;
- Không thuộc trường hợp bị thu hồi giấy phép theo quy định tại Điều 21 Nghị định 23/2021/NĐ-CP;
- Tuân thủ đầy đủ chế độ báo cáo quy định tại Nghị định này;
- Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước thời điểm hết hạn của giấy phép ít nhất 20 ngày làm việc.
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?
- Các ngạch Thẩm phán có hiệu lực từ 1/1/2025?
- Toàn bộ các đối tượng cảnh vệ cụ thể từ 1/1/2025? Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ là ai?
- Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị này là gì?