Giáo viên tiểu học không được dạy thêm trong mọi trường hợp, có đúng không?
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý hoạt động dạy thêm được quy định như thế nào?
Tại Điều 15 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
2. Căn cứ quy định tại văn bản này và các quy định khác có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản quy định về dạy thêm, học thêm. Văn bản quy định về dạy thêm, học thêm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý giáo dục và các ngành liên quan trong việc quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn;
b) Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;
c) Việc thu, quản lý và sử dụng tiền học thêm;
d) Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Như vậy, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
Căn cứ quy định tại văn bản này và các quy định khác có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản quy định về dạy thêm, học thêm. Văn bản quy định về dạy thêm, học thêm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể các nội dung chủ yếu sau đây:
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý giáo dục và các ngành liên quan trong việc quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn;
- Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;
- Việc thu, quản lý và sử dụng tiền học thêm;
- Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Giáo viên tiểu học không được dạy thêm trong mọi trường hợp, có đúng không? (Hình từ Internet)
Giáo viên tiểu học không được dạy thêm trong mọi trường hợp, có đúng không?
Tại Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định về các trường hợp giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng không được dạy thêm như sau:
Các trường hợp không được dạy thêm
1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
3. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Theo quy định nêu trên, không được dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Như vậy, pháp luật cho phép giáo viên tiểu học được phép dạy thêm cho học sinh tiểu học trong trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Thế nào là hoạt động dạy thêm?
Tại khoản 3 Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức.
3. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 điều này tổ chức.
Như vậy, dạy thêm ngoài nhà trường được hiểu là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Như vậy, dạy thêm là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Có 02 loại dạy thêm: Dạy thêm trong nhà trường và dạy thêm ngoài nhà trường.
- Dạy thêm trong nhà trường là dạy thêm do cơ sở giáo dục công lập gồm cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học tổ chức.
- Dạy thêm ngoài nhà trường là dạy thêm không do các cơ sở giáo dục nêu trên tổ chức.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?