Giáo viên bị giới hạn thời lượng dạy thêm trong nhà trường theo đề xuất mới, cụ thể ra sao?
Giáo viên bị giới hạn thời lượng dạy thêm trong nhà trường theo đề xuất mới, cụ thể ra sao?
Ngày 22/8/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đăng tải Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm trên cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến góp ý. Thời hạn lấy ý kiến đến ngày 22/10/2024.
Tại Điều 4 Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm mới nhất có nội dung như sau:
Dạy thêm, học thêm trong nhà trường
1. Tổ chuyên môn tổ chức họp để thống nhất đề xuất với người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) việc dạy thêm, học thêm đối với các môn học do tổ chuyên môn đảm nhận. Đối với các môn học có đề xuất việc dạy thêm, học thêm thì phải trình bày rõ lý do, mục tiêu, nội dung, thời lượng đề xuất dạy thêm, học thêm và danh sách giáo viên đăng ký dạy thêm theo môn học ở mỗi khối lớp. Việc đề xuất dạy thêm, học thêm của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, có chữ ký của tổ trưởng và thư ký là một giáo viên được bầu trong cuộc họp.
2. Hiệu trưởng căn cứ đề xuất của các tổ chuyên môn tổ chức cuộc họp với thành phần gồm lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường để thống nhất việc tổ chức dạy thêm, học thêm môn học nào, ở khối lớp nào, bảo đảm thiết thực, công bằng, minh bạch, vì quyền lợi học sinh. Tổng thời lượng dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và dạy thêm, học thêm không quá 35 tiết/tuần đối với cấp tiểu học, không quá 42 tiết/tuần đối với cấp trung học cơ sở, không quá 48 tiết/tuần đối với cấp trung học phổ thông.
3. Nhà trường công khai việc tổ chức dạy thêm, học thêm về mục tiêu, nội dung, thời lượng, mức thu tiền học thêm và danh sách giáo viên dạy thêm theo môn học, ở mỗi khối lớp để học sinh có nguyện vọng học thêm tự nguyện đăng ký học thêm.
4. Hiệu trưởng căn cứ nguyện vọng của học sinh xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm (xếp lớp, phân công giáo viên, xếp thời khóa biểu theo từng môn học ở mỗi khối lớp); báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp trước khi tổ chức dạy thêm, học thêm. Kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm của nhà trường được công khai trên trang thông tin điện tử của nhà trường và thông báo cho cha mẹ học sinh.
Như vậy, theo Dự thảo Thông tư, sẽ giới hạn thời lượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường. Cụ thể, thời lượng dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và dạy thêm, học thêm không quá:
- 35 tiết/tuần đối với cấp tiểu học;
- 42 tiết/tuần đối với cấp trung học cơ sở;
- 48 tiết/tuần đối với cấp trung học phổ thông.
Hiện hành, tại Điều 5 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường không giới hạn thời lượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
Xem chi tiết Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm mới nhất: Tại đây
Giáo viên bị giới hạn thời lượng dạy thêm trong nhà trường theo đề xuất mới, cụ thể ra sao?
Mức thu tiền đối với giáo viên dạy thêm trong nhà trường được quy định như thế nào?
Tại điểm b khoản 1 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Thu và quản lý tiền học thêm
1. Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường:
a) Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm;
b) Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường;
c) Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.
...
Theo đó, đối với giáo viên dạy thêm trong nhà trường thì mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường.
Hiện nay, tổ chức dạy thêm trong nhà trường cho học sinh có cần phải xếp lớp theo học lực không?
Tại khoản 2 Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định:
Tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường
1. Học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết.
2. Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh.
...
Do đó, khi học sinh có nguyện vọng học thêm trong nhà trường thì nhà trường sẽ tiếp nhận những đơn xin học thêm đó và phân nhóm học sinh theo học lực để tiến hành tổ chức dạy thêm.
Việc phân nhóm học sinh theo học lực là điều cần thiết vì những học sinh cùng học lực sẽ có độ tiếp thu ngang nhau, tránh được trường hợp có người tiếp thu quá chậm và có người tiếp thu quá nhanh trong cùng một lớp.
Từ đó rất tiện cho giáo viên đứng lớp lên bài giảng và lựa chọn kiến thức để truyền tải cho học sinh.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?