Giáo viên mầm non được bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp dựa trên nguyên tắc gì?
- Giáo viên mầm non được bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp dựa trên nguyên tắc gì?
- Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non hiện nay gồm mấy tiêu chuẩn?
- Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ra sao? Tải về ở đâu?
- Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non ra sao?
Giáo viên mầm non được bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp dựa trên nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non như sau:
Nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non
1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Khi bổ nhiệm giáo viên mầm non từ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư này thì không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
3. Không căn cứ trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng.
Theo đó, giáo viên mầm non được bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp dựa trên nguyên tắc sau:
- Bổ nhiệm căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 1, 2, 3 và quy định về các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
- Khi bổ nhiệm giáo viên mầm non từ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (đã hết hiệu lực) vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non thì không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
- Không căn cứ trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng.
Giáo viên mầm non được bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp dựa trên nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non hiện nay gồm mấy tiêu chuẩn?
Căn cứ theo Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT quy định cụ thể về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Theo đó, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non hiện nay gồm 5 tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo
- Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
- Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục
- Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng
-Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ra sao? Tải về ở đâu?
Hiện nay, quy định pháp luật không quy định mẫu chuẩn Phiếu tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (hay còn gọi là Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non).
Tuy nhiên, có thể tham khảo ví dụ về Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được ghi nhận tại Biểu mẫu 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Công văn 5569/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn thực hiện Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
>> Tải gợi ý mẫu Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non: Tải về
Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non như sau:
Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non
1. Lộ trình thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.
2. Lộ trình được thực hiện thành hai giai đoạn:
a) Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm;
b) Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên mầm non hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.
Theo đó, lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non (thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030) như sau:
- Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm;
- Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên mầm non hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.
- Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
- Bảng lương chính thức: 07 bảng lương theo lương cơ sở 2.34 hay 05 bảng lương cụ thể số tiền chiếm 70% tổng quỹ lương áp dụng cho CBCCVC và LLVT sau 2026?
- Khả năng chưa thể tăng lương hưu từ 1/7/2025 cho người lao động, CBCCVC và LLVT vì sao?
- Hết tháng 6/2025 CBCCVC và LLVT sẽ có mức tăng lương hưu mới để thay thế mức lương hưu hiện tại có đúng không?
- Lương giáo viên chính thức trong 02 bảng lương mới là số tiền cụ thể bao nhiêu?