Đường thủy nội địa là gì? Thuyền trưởng cần chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa ra sao?

Đường thủy nội địa có nghĩa là gì? Việc chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa của thuyền trưởng như thế nào?

Đường thủy nội địa là gì?

Theo khoản 4 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Âu tàu là công trình chuyên dùng dâng nước, hạ nước để đưa phương tiện qua nơi có mực nước chênh lệch trên đường thuỷ nội địa.
4. Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.
5. Hành lang bảo vệ luồng là phần giới hạn của vùng nước hoặc dải đất dọc hai bên luồng để lắp đặt báo hiệu, bảo vệ luồng và bảo đảm an toàn giao thông.
6. Thanh thải là việc loại bỏ các vật chướng ngại trên đường thuỷ nội địa.
7. Phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
...

Theo đó đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.

Đường thủy nội địa là gì? Thuyền trưởng cần chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa ra sao?

Đường thủy nội địa là gì? Thuyền trưởng cần chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa ra sao? (Hình từ Internet)

Thuyền trưởng cần chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa ra sao?

Theo Điều 36 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 (được bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014) quy định thì việc hấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa của thuyền trưởng như sau:

- Thuyền trưởng khi điều khiển phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo quy tắc giao thông và báo hiệu đường thuỷ nội địa quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004.

- Thuyền trưởng tàu biển tàu cá khi điều khiển tàu biển hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo báo hiệu đường thuỷ nội địa và quy tắc giao thông quy định đối với phương tiện có động cơ.

- Thuyền trưởng khi hành trình phải điều khiển phương tiện với tốc độ an toàn để có thể xử lý các tình huống tránh va, không gây mất an toàn đối với phương tiện khác hoặc tổn hại đến các công trình; giữ khoảng cách an toàn giữa phương tiện mình đang điều khiển với phương tiện khác; phải giảm tốc độ của phương tiện trong các trường hợp sau đây:

+ Đi gần phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng, phương tiện bị nạn, phương tiện chở hàng nguy hiểm;

+ Đi trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa;

+ Đi gần đê, kè khi có nước lớn.

- Thuyền trưởng khi hành trình không được bám, buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành trình hoặc để phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm bám, buộc vào phương tiện của mình, trừ trường hợp cứu hộ, cứu nạn hoặc trường hợp bất khả kháng.

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa như thế nào?

Theo Điều 4 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) thì nguyên tắc hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa như sau:

- Hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn cho người, phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.

- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông; thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, an toàn của phương tiện, kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông đường thuỷ nội địa; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa theo quy định của pháp luật.

- Phát triển giao thông đường thủy nội địa phải phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo hướng hiện đại, đồng bộ về luồng, tuyến, cảng, bến, công nghệ quản lý, xếp dỡ hàng hóa; bảo đảm an toàn giao thông, phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát triển vận tải đường thủy nội địa phải kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác.

- Quản lý hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền các cấp.

Thuật ngữ pháp lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Kiểm tra, giám sát là gì, ví dụ về giám sát? Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng là trách nhiệm của ai?
Lao động tiền lương
Khái niệm thương hiệu là gì, ví dụ về thương hiệu? Xây dựng thương hiệu tuyển dụng thông qua các bước nào?
Lao động tiền lương
Danh nhân là gì? Các danh nhân Việt Nam gồm những ai? Vai trò danh nhân đối với người lao động thế nào?
Lao động tiền lương
Thu nhập là gì, thu nhập cá nhân là gì? Thu nhập và lương khác nhau như thế nào?
Lao động tiền lương
Chuyên viên là gì? Chuyên viên là chức danh hay chức vụ? Lương chuyên viên công chức hành chính bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Dạy học lớp ghép là gì? Có chính sách hỗ trợ giáo viên dạy học lớp ghép không?
Lao động tiền lương
Chất gây nghiện là gì? Công chức nghiện ma túy bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Lao động tiền lương
Lương khởi điểm là gì? Lương khởi điểm của công chức kiểm ngư từ 1/7/2024 là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Đáo hạn là gì? Ví dụ về đáo hạn ngân hàng? Rủi ro đáo hạn ngân hàng đối với người lao động vay tiền là gì?
Lao động tiền lương
Kỹ năng là gì, ví dụ về kỹ năng? Các loại kỹ năng cần thiết trong cuộc sống và công việc là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ pháp lý
722 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ pháp lý

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ pháp lý

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Quảng cáo mới nhất Danh sách văn bản cần biết về hoạt động thủy lợi mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào