Được quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công trong thời hạn bao lâu?
- Thời hạn yêu cầu tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công bao lâu?
- Thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công thuộc về Tòa án nào?
- Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công được tiến hành như thế nào?
- Phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công được diễn ra như thế nào?
Thời hạn yêu cầu tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công bao lâu?
Căn cứ Điều 403 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
1. Trong quá trình đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt đình công, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
2. Người yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải làm đơn yêu cầu gửi Tòa án. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
a) Những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật này;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức lãnh đạo cuộc đình công;
c) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động nơi tập thể lao động đình công.
3. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi bản sao quyết định đình công, quyết định hoặc biên bản hòa giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
Như vậy, thời hạn để yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công là 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt đình công.
Ngoài ra, trong quá trình đình công người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động cũng có quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
Được quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công thuộc về Tòa án nào?
Căn cứ Điều 405 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
2. Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh về tính hợp pháp của cuộc đình công trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Như vậy, Tòa án có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công là tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công.
Trong trường hợp sau khi đã có quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh về tính hợp pháp của cuộc đình công mà có kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án nhân dân cấp cao trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ là tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công được tiến hành như thế nào?
Căn cứ Điều 410 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công
1. Ngay sau khi nhận đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công và phân công một Thẩm phán chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân công chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu phải ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải được gửi ngay cho tổ chức đại diện tập thể lao động, người sử dụng lao động, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan, tổ chức liên quan.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
Như vậy, yhủ tục giải quyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công được tiến hành theo quy định trên.
Phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công được diễn ra như thế nào?
Căn cứ Điều 411 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Trình tự phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
1. Thẩm phán chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công công bố quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công và tóm tắt nội dung đơn yêu cầu.
2. Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động và đại diện của người sử dụng lao động trình bày ý kiến của mình.
3. Thẩm phán chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công có thể yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức tham gia phiên họp trình bày ý kiến.
4. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
Ngay sau khi kết thúc phiên họp, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ việc dân sự.
5. Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công thảo luận và quyết định theo đa số.
Theo đó, trình tự phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công được diễn ra theo 05 bước như trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?