Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Tổng hợp văn bản quy định về Tòa án cấp sơ thẩm

Dưới đây là những văn bản quan trọng về Tòa án cấp sơ thẩm do THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tổng hợp.

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án cấp sơ thẩm

Theo quy định tại Điều 23 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án cấp sơ thẩm như sau:

- Tòa án cấp sơ thẩm có thẩm quyền xem xét, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan, toàn diện các tình tiết của vụ án, vụ việc trên cơ sở tài liệu, chứng cứ, kết quả tranh tụng và căn cứ vào quy định của pháp luật để quyết định các vấn đề của vụ án, vụ việc.

Tổng hợp văn bản quy định về Tòa án cấp sơ thẩm (Hình từ internet)

2. Nhiệm vụ, quyền hạn khi xét xử, giải quyết vụ án vụ việc

Theo quy định tại Điều 23 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, tòa án cấp sơ thẩm khi xét xử, giải quyết vụ án vụ việc có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Xem xét, thụ lý vụ án, vụ việc; tổ chức phiên tòa, phiên họp xét xử, giải quyết vụ án vụ việc;

- Hướng dẫn, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập, cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ để xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;

- Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, công nhận kết quả đối thoại thành của các đương sự;

- Quyết định đưa vụ án ra xét xử, tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án, vụ việc, phục hồi vụ án hình sự, hoãn, tạm ngừng phiên tòa, phiên họp, tiếp tục việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;

- Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên, những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự tại phiên tòa;

- Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của quyết định, hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong quá trình xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;

- Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức, cá nhân thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án;

- Trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung;

- Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;

- Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;

- Ban hành bản án, quyết định;

- Giải quyết yêu cầu, đề nghị, kiến nghị, khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

3. Tổng hợp văn bản quy định về Tòa án cấp sơ thẩm

1

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 34/2024/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân; về Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác trong Tòa án nhân dân; về bảo đảm hoạt động của Tòa án nhân dân. Tại Điều 24 Luật này quy định Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án cấp sơ thẩm.

2

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016, quy định về những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ án dân sự và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc dân sự; thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có liên quan. Tại Phần 2 Luật này quy định thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm và  Chương 18 quy định giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại tòa án cấp sơ thẩm.

3

Luật tố tụng hành chính 2015

Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016, quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính. Tại Mục 1 Chương XIV Luật này quy định về giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại tòa án cấp sơ thẩm.

4

Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 số 101/2015/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2018, quy định về tội phạm và hình phạt. Tại Chương XXI Luật này là những quy định về xét xử sơ thẩm.

5

Thông tư 01/2017/TT-TANDTC quy định về phòng xử án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Thông tư 01/2017/TT-TANDTC có hiệu lực từ 01/01/2018, quy định về việc sắp xếp vị trí của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong quá trình Tòa án xét xử vụ án hình sự, hành chính; xét xử và giải quyết vụ việc dân sự, phá sản; xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính và một số quy định khác về phòng xử án.

6

Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 có hiệu lực từ 01/01/2017, quy định về mức thu án phí, lệ phí Tòa án, tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ chịu án phí, lệ phí Tòa án; trường hợp không phải nộp, không phải chịu, miễn, giảm án phí, lệ phí Tòa án; xét miễn, giảm, thời hạn nộp, chế độ thu, nộp, quản lý, xử lý tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án; giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án; kiểm sát việc thu, nộp, miễn, giảm và giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án.

7

Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành

Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP có hiệu lực từ 28/10/2004, quy định về hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Tại Mục 1-III quy định Các mẫu văn bản tố tụng dùng cho Tòa án cấp sơ thẩm.

8

Quyết định 286/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về quy trình kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Quyết định 286/QĐ-VKSTC có hiệu lực từ 08/07/2019, quy định về trình tự, thủ tục kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện; kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm, thủ tục phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt tại Tòa án nhân dân. Tại Điều 18, Điều 31, Điều 34 quy định về Kiểm sát bản án của Tòa án cấp sơ thẩm.

9

Quyết định 364/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Quyết định 364/QĐ-VKSTC có hiệu lực từ 02/10/2017, quy định  về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự. Điều 26 Quyết định này quy định Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.

10

Quyết định 282/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Quyết định 282/QĐ-VKSTC có hiệu lực từ 01/8/2017, quy định  về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính. Điều 26 Quyết định này quy định Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.

11

Quyết định 314/QĐ-VKSTC năm 2018 về Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp trên và Viện kiểm sát cấp dưới trong việc giải quyết vụ án hình sự do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và truy tố, phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Quyết định 314/QĐ-VKSTC có hiệu lực từ 05/7/2017, quy định  về Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp trên và Viện kiểm sát cấp dưới trong việc giải quyết vụ án hình sự do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và truy tố, phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm. Điều 10 Quyết định này quy định Phối hợp trong trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

12

Quyết định 458/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Quyết định 458/QĐ-VKSTC có hiệu lực từ 01/10/2019, quy định  về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm.

13

Hướng dẫn 33/HD-VKSTC năm 2019 về phát hiện vi phạm của bản án, quyết định sơ thẩm giải quyết các vụ việc dân sự, thực hiện thẩm quyền kháng nghị ngang cấp theo thủ tục phúc thẩm nhằm giảm tỷ lệ bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy có trách nhiệm của Viện kiểm sát ngang cấp; đồng thời, nâng cao tỷ lệ, chất lượng kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát ngang cấp do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Hướng dẫn 33/HD-VKSTC có hiệu lực từ 17/10/2019, về phát hiện vi phạm của bản án, quyết định sơ thẩm giải quyết các vụ việc dân sự, thực hiện thẩm quyền kháng nghị ngang cấp theo thủ tục phúc thẩm nhằm giảm tỷ lệ bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy có trách nhiệm của Viện kiểm sát ngang cấp; đồng thời, nâng cao tỷ lệ, chất lượng kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát ngang cấp.
 

14

Hướng dẫn 15/HD-VKSTC năm 2024 xác định trách nhiệm của Viện kiểm sát khi bản án, quyết định của Tòa án bị hủy, sửa và kháng nghị của Viện kiểm sát không được Tòa án chấp nhận trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Hướng dẫn 15/HD-VKSTC có hiệu lực từ 27/6/2024, xác định trách nhiệm của Viện kiểm sát khi bản án, quyết định của Tòa án bị hủy, sửa và kháng nghị của Viện kiểm sát không được Tòa án chấp nhận trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự.

15

Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 về Công đoàn khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Hướng dẫn 92/HD-TLĐ có hiệu lực từ 31/8/2023, về Công đoàn khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án.
 

16

Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG quy định về trình tự, thủ tục phối hợp giữa Tòa án nhân dân và Cơ quan đại diện nước Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính ở nước ngoài

Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG có hiệu lực từ 03/02/2020, quy định trình tự, thủ tục phối hợp giữa Tòa án nhân dân và Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện một số hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính ở nước ngoài sau đây:
- Tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 474, điểm a khoản 6 Điều 477, khoản 2 Điều 479, Điều 480 của Bộ luật tố tụng dân sự, điểm d khoản 1 Điều 303, khoản 2 Điều 307 và 308 của Luật tố tụng hành chính;
- Thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài là công dân Việt Nam, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 474, điểm c khoản 6 Điều 477, các khoản 2, 3 Điều 479, Điều 480 của Bộ luật tố tụng dân sự, khoản 3 Điều 303, các khoản 2, 3 Điều 307 và 308 của Luật tố tụng hành chính.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.162.189
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!