Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động có phải lập báo cáo về tình hình cho thuê lại lao động không?
- Mức xử phạt đối với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt khi doanh nghiệp cho thuê lại lao động không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật?
Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động có phải lập báo cáo về tình hình cho thuê lại lao động không?
Căn cứ theo Điều 56 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Bộ luật này, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động;
2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;
3. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động;
4. Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;
5. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
6. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.
Như vậy, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động cần phải lập báo cáo về tình hình cho thuê lại lao động định kỳ.
Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động sẽ bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt đối với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
...
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động;
b) Không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật;
c) Không niêm yết công khai bản chính giấy phép tại trụ sở chính và bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép tại các chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có) của doanh nghiệp cho thuê lại;
d) Không gửi bản sao chứng thực giấy phép đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đến hoạt động trong trường hợp doanh nghiệp sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động;
đ) Không phối hợp với bên thuê lại lao động trong việc điều tra tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật;
e) Không thông báo cho người lao động thuê lại các nội dung về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động;
g) Không cử người thường xuyên giám sát, phối hợp hoặc kiểm tra việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại của bên thuê lại lao động."
...
Như vậy, doanh nghiệp cho thuê lại lao động không báo cáo tình hình theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt khi doanh nghiệp cho thuê lại lao động không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật?
Căn cứ khoản 2 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV Nghị định này.
...
Đối với hành vi không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện nhưng do mức xử phạt đối với hành vi này nhỏ hơn mức phạt tiền mà Chủ tịch UBND cấp huyện được phép.
Theo đó, trong trường hợp này Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động khi không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Ủy quyền quyết toán thuế là gì? Ai được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ hay công chức?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?