Doanh nghiệp có được đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo mức thấp hơn lương hợp đồng hay không?

Tôi muốn hỏi, doanh nghiệp có được đóng bảo hiểm xã hội theo mức thấp hơn lương hợp đồng hay không? Nếu không mà doanh nghiệp vẫn thực hiện thì bị xử phạt thế nào? - Câu hỏi của anh Khôi đến từ Nam Định.

Lương đóng bảo hiểm xã hội bao gồm những khoản nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
...

Trong đó, các khoản phụ cấp lương tính đóng bảo hiểm xã hội đã được liệt kê cụ thể tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH; còn các khoản bổ sung khác được quy định tại điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Như vậy, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động bao gồm các khoản sau:

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh;

- Phụ cấp chức vụ, chức danh;

- Phụ cấp trách nhiệm;

- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Phụ cấp thâm niên;

- Phụ cấp khu vực;

- Phụ cấp lưu động;

- Phụ cấp thu hút;

- Các phụ cấp khác có tính chất tương tự;

- Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên.

Doanh nghiệp có được đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo mức thấp hơn lương hợp đồng hay không?

Đóng bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp có được đóng bảo hiểm xã hội theo mức thấp hơn lương hợp đồng hay không?

Doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội với mức đóng của người sử dụng lao động được tính theo những tỷ lệ nhất định trên cơ sở tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội là tổng các khoản tiền lương theo công việc, phụ cấp lương và các khoản bổ sung được ghi nhận cụ thể tại hợp đồng lao động. Do vậy, doanh nghiệp sẽ phải căn cứ vào mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (thuộc trường hợp phải đóng BHXH theo quy định pháp luật) và có ghi trong hợp đồng lao động để đóng tiền vào quỹ BHXH theo các tỷ lệ sau: (Cơ sở pháp lý: Quyết định 595/QĐ-BHXH)

- Bảo hiểm xã hội: Hưu trí- tử tuất (14%) +ốm đau-thai sản(3%) + tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp ( 0,5% hoặc 0,3%)

- Bảo hiểm thất nghiệp: 1%

- Bảo hiểm y tế: 3%

Trong đó doanh nghiệp có văn bản đề nghị đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (theo điểm b khoản 1 Điều 4, Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP) thì được đóng với mức 0,3%. Nếu không có văn bản đề nghị thì phải đóng 0,5%.

Đồng thời căn cứ theo khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Do đó, doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo các khoản liên quan đến tiền lương được ghi nhận trong hợp đồng lao động và chỉ được đóng theo mức thấp hơn nếu các khoản tiền này vượt quá 20 lần mức lương cơ sở.

Đóng bảo hiểm xã hội theo mức thấp hơn hợp đồng, doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu?

Doanh nghiệp không được phép đóng BHXH thấp hơn mức lương trong HĐLĐ. Nếu có hành vi tương tự sẽ bị xem là vi phạm và có thể bị xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Cụ thể là:

Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
...
4. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.
7.Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5,6 Điều này;
b) Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 Điều này từ 30 ngày trở lên.

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó, doanh nghiệp vi phạm việc đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn mức quy định mà không phải là trốn đóng thì sẽ bị phạt tiền từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng.

Đồng thời doanh nghiệp còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm từ 30 ngày trở lên.

Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mức phạt tiền cao nhất với người lao động khi thỏa thuận với người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp phải đóng BHXH bắt buộc cho cả thời gian thử việc trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Bao nhiêu tuổi được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Lao động tiền lương
Độ tuổi tối đa đóng BHXH bắt buộc là bao nhiêu tuổi?
Lao động tiền lương
NLĐ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dựa trên mức lương nào?
Lao động tiền lương
Không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi người lao động nghỉ bao nhiêu ngày trong tháng?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng thì có bị xử phạt không?
Lao động tiền lương
Không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi ký loại hợp đồng nào?
Lao động tiền lương
Không cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động khi người lao động yêu cầu có bị xử phạt không?
Lao động tiền lương
Không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động thì có bị xử phạt không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
3,033 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào