Doanh nghiệp cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục được cho thuê thì có bị thu hồi giấy phép không?
Doanh nghiệp được cho thuê lại lao động để thực hiện những công việc nào?
Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động
Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Cụ thể, theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì công việc được thực hiện cho thuê lại lao động gồm:
STT | Công việc |
1 | Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký |
2 | Thư ký/Trợ lý hành chính |
3 | Lễ tân |
4 | Hướng dẫn du lịch |
5 | Hỗ trợ bán hàng |
6 | Hỗ trợ dự án |
7 | Lập trình hệ thống máy sản xuất |
8 | Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông |
9 | Vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất |
10 | Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy |
11 | Biên tập tài liệu |
12 | Vệ sĩ/Bảo vệ |
13 | Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại |
14 | Xử lý các vấn đề tài chính, thuế |
15 | Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô |
16 | Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/Trang trí nội thất |
17 | Lái xe |
18 | Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển |
19 | Quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí |
20 | Lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay/Bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay/Điều độ, khai thác bay/Giám sát bay |
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục được cho thuê thì có bị thu hồi giấy phép không?
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục được cho thuê thì có bị thu hồi giấy phép không?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thu hồi giấy phép
1. Doanh nghiệp cho thuê lại bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động theo đề nghị của doanh nghiệp cho thuê lại;
b) Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản;
c) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này;
d) Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép;
đ) Cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
e) Doanh nghiệp cho thuê lại có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp hoặc sử dụng giấy phép giả.
2. Hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép đối với trường hợp quy định tại các điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, gồm:
a) Văn bản đề nghị thu hồi giấy phép theo Mẫu số 06/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy phép đã được cấp hoặc văn bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại đối với trường hợp giấy phép bị mất;
c) Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động của doanh nghiệp theo Mẫu số 09/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Bản sao hợp đồng cho thuê lại lao động đang còn hiệu lực đến thời điểm đề nghị thu hồi giấy phép.
3. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép đối với trường hợp quy định tại các điểm a và điểm b khoản 1 Điều này như sau:
a) Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép của doanh nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, rà soát các hợp đồng cho thuê lại lao động đang còn hiệu lực của doanh nghiệp để yêu cầu doanh nghiệp cho thuê lại giải quyết chế độ cho người lao động theo Điều 29 Nghị định này và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy phép;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép. Quyết định thu hồi giấy phép theo Mẫu số 08/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo đó, trong trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động để thực hiện những công việc không thuộc danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động thì sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 56 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao động 2019.
- Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động.
- Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động.
- Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động.
- Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.
- Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch âm dương tháng 1 năm 2025? Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ tết trong năm 2025?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?