Điều kiện và mức hưởng trợ cấp mất việc làm năm 2024?

Cho tôi hỏi người lao động khi mất việc thì cần đáp ứng những điều kiện gì mới được hưởng trợ cấp mất việc làm? Mức hưởng trợ cấp mất việc làm hiện nay là bao nhiêu? Câu hỏi của anh Tùng (Khánh Hòa)

Trợ cấp mất việc làm là khoản trợ cấp gì?

Theo quy định hiện nay, thì không có quy định nào định nghĩa về trợ cấp mất việc làm, tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 thì trợ cấp mất việc làm có thể được hiểu là khoản tiền chi trả nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho người lao động ở hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động kinh doanh.

Khi người lao động có thời gian làm việc và gắn bó với doanh nghiệp đủ lâu, vì một lý do nào đó họ không thể tiếp tục sử dụng lao động đó nữa hoặc không bố trí được công việc phù hợp khoản trợ cấp này sẽ được gửi đến người lao động.

Như vậy, trợ cấp mất việc được hiểu là một khoản chi trả từ người sử dụng lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho họ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc.

Trợ cấp mất việc được thực hiện theo quy định của Pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động, giúp người lao động có thể đáp ứng những nhu cầu cơ bản trong một thời gian nhất định khi chưa tìm được việc làm mới phù hợp.

Điều kiện và mức hưởng trợ cấp mất việc làm năm 2023?

Điều kiện và mức hưởng trợ cấp mất việc làm năm 2024? (Hình từ Internet)

Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm năm 2024?

Căn cứ khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
...

Theo đó, người lao động đáp ứng đủ đồng thời 2 điều kiện sau thì được hưởng trợ cấp mất việc làm:

- Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ 12 tháng trở lên.

- Người lao động thuộc đối tượng bị mất việc do:

+ Doanh nghiệp thực hiện thay đổi cơ cấu (sản phẩm, quy trình vận hành, máy móc, công nghệ...), tổ chức lại lao động, thiết bị sản xuất, ngành, nghề kinh doanh;

+ Doanh nghiệp chịu tác động do khủng hoảng, suy thoái kinh tế;

+ Doanh nghiệp phải thực hiện theo các cam kết quốc tế về sản xuất hoặc chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu kinh tế;

+ Doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;

+ Doanh nghiệp bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

+ Doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản;

Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động với doanh nghiệp có thời hạn từ đủ 01 năm trở lên và nghỉ việc do nguyên nhân khách quan sẽ được nhận một khoản tiền trợ cấp mất việc theo quy định.

Mức hưởng trợ cấp mất việc làm năm 2024?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật lao động 2019, quy định về mức hưởng trợ cấp mất việc làm đối với người lao động đáp ứng đủ 02 điều kiện sẽ được nhận tiền trợ cấp mất việc cho mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Để tính mức hưởng trợ cấp do mất việc người lao động có thể áp dụng công thức tính sau:

Mức hưởng trợ cấp = Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp x Tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp

Trong đó:

* Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp mất việc

Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời gian làm việc để tính hưởng trợ cấp bằng tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc trước đó.

Thời gian hưởng trợ cấp = Tổng thời gian làm việc thực tế - Thời gian đã tham gia BHTN - Thời gian đã được chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc

- Tổng thời gian làm việc thực tế bao gồm các khoảng thời gian như sau:

+ Trực tiếp làm việc và thử việc;

+ Được người sử dụng lao động cử đi học;

+ Nghỉ hưởng chế độ BHXH như ốm đau, thai sản và nghỉ điều trị, phục hồi chức năng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà lương do người sử dụng lao động trả;

+ Nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công mà được người sử dụng lao động trả lương;

+ Ngừng việc không do lỗi của người lao động;

+ Nghỉ hằng tuần;

+ Nghỉ việc hưởng nguyên lương;

+ Thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại điện người lao động;

+ Bị tạm đình chỉ công việc.

- Thời gian đã tham gia BHTN là khoảng thời gian người lao động đã tham gia BHTN và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia BHTN nhưng đã được doanh nghiệp chi trả cùng với tiền lương một khoản tương đương với mức đóng BHTN.

- Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc sẽ được làm tròn theo từng năm một (12 tháng). Năm có lẻ ít hơn hoặc bằng 6 tháng được tính là 1/2 năm và lớn hơn 6 tháng thì làm tròn là 1 năm.

* Tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp mất việc

Theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp mất việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề căn cứ theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng cuối cùng.

Trong trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên vô hiệu thì tiền lương tính hưởng trợ cấp sẽ do các bên tự thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu vùng tại thời điểm tính hoặc mức lương theo thỏa ước lao động tập thể.

Đi đến trang Tìm kiếm - Trợ cấp mất việc làm
1,545 lượt xem
Trợ cấp mất việc làm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động khởi kiện đòi trợ cấp mất việc làm có được miễn tiền tạm ứng án phí không?
Lao động tiền lương
Thời gian được cử đi học có được xem là thời gian làm việc thực tế để tính trợ cấp mất việc làm cho người lao động không?
Lao động tiền lương
Xác định thời gian làm việc khi tính trợ cấp mất việc làm ra sao khi có tháng lẻ?
Lao động tiền lương
Kinh phí chi trả trợ cấp mất việc làm được hạch toán vào đâu?
Lao động tiền lương
Người lao động có được nhận trợ cấp mất việc làm khi bị thôi việc do NSDLĐ chuyển nhượng quyền sở hữu không?
Lao động tiền lương
Mức trợ cấp mất việc làm ít nhất người lao động nhận được là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Có phải hoàn trả trợ cấp mất việc làm sau khi được nhận lại làm việc do bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật không?
Lao động tiền lương
Bị cắt giảm nhân sự vì lý do thay đổi cơ cấu tổ chức thì có được nhận trợ cấp mất việc làm hay không?
Lao động tiền lương
Tính trợ cấp mất việc làm mới nhất: Thời gian nghỉ hằng tuần được tính hưởng trợ cấp mất việc làm hay không?
Lao động tiền lương
Làm việc bao lâu thì đủ điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào