Điều kiện lao động là gì, 6 loại điều kiện lao động theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội gồm những gì?

Khái niệm điều kiện lao động là gì, theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định 6 loại điều kiện lao động gồm những gì?

Khái niệm điều kiện lao động là gì, 6 loại điều kiện lao động theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội gồm những gì?

Điều kiện lao động là các yếu tố và hoàn cảnh mà người lao động làm việc trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Những yếu tố này bao gồm môi trường làm việc (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm), mức độ an toàn, vệ sinh, các thiết bị và công cụ làm việc, thời gian làm việc, tiền lương, chế độ phúc lợi, bảo hiểm xã hội, v.v.

Điều kiện lao động tốt có thể ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe, tinh thần và hiệu suất của người lao động, trong khi điều kiện lao động không tốt có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, tai nạn lao động và giảm hiệu quả công việc.

Theo Điều 3 Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ 01/04/2025) quy định điều kiện lao động gồm 6 loại như sau:

- Loại I.

- Loại II.

- Loại III.

- Loại IV.

- Loại V.

- Loại VI.

Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III là nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm; nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI là nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Điều kiện lao động là gì, 6 loại điều kiện lao động theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội gồm những gì?

Điều kiện lao động là gì, 6 loại điều kiện lao động theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gồm những gì? (Hình từ Internet)

Nghĩa vụ của bên thuê lại lao động đối với điều kiện lao động như thế nào?

Theo Điều 57 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động
1. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.
2. Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
3. Thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật này.
4. Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.
5. Trả lại người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
6. Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.

Theo đó bên thuê lại lao động có nghĩa vụ không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.

Hồ sơ gia hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động gồm những gì?

Theo Điều 26 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

Gia hạn giấy phép
...
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép bao gồm:
a) Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 05/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản quy định tại khoản 5 Điều 24 Nghị định này;
c) Các văn bản quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 24 Nghị định này đối với trường hợp doanh nghiệp đề nghị gia hạn giấy phép đồng thời thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
3. Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép
a) Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị gia hạn giấy phép. Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gia hạn giấy phép đối với doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, gia hạn giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không gia hạn giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không gia hạn giấy phép.
4. Đối với doanh nghiệp cho thuê lại không bảo đảm quy định theo khoản 1 Điều này hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do không gia hạn.

Theo đó hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động bao gồm:

- Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép của doanh nghiệp.

- Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động.

- Đối với trường hợp doanh nghiệp đề nghị gia hạn giấy phép đồng thời thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần thêm các văn bản sau:

+ Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

+ Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trường hợp người đại diện là người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp tại quốc gia mang quốc tịch.

+ Văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là một trong các loại văn bản sau:

++ Bản sao được chứng thực từ bản chính hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

++ Bản sao được chứng thực từ bản chính quyết định bổ nhiệm đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm hoặc văn bản công nhận kết quả bầu đối với người làm việc theo chế độ bầu cử của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại hoặc cung ứng lao động.

Điều kiện lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Điều kiện lao động là gì, 6 loại điều kiện lao động theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội gồm những gì?
Lao động tiền lương
Đã có Thông tư 03 2025 về tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động bắt đầu có hiệu lực từ khi nào?
Lao động tiền lương
Nguyên tắc phân loại lao động theo điều kiện lao động là gì?
Lao động tiền lương
Đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động thông qua 5 bước nào?
Lao động tiền lương
Quy trình xác định điều kiện lao động được thực hiện như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Điều kiện lao động
38 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào