Đế trong và lót mặt của giày ủng an toàn cần đáp ứng yêu cầu theo TCVN 7652:2007 ra sao?
Đế trong và lót mặt của giày ủng an toàn cần đáp ứng yêu cầu theo TCVN 7652:2007 ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 5.7 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7652:2007 (ISO 20345: 2004) về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Giày ủng an toàn có quy định như sau:
Độ dày
Khi xác định theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 7.1, độ dày của đế trong phải không được nhỏ hơn 2,0 mm.
Giá trị pH
Khi đế trong và lót bằng da được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 6.9, giá trị pH phải không được nhỏ hơn 3,2 và nếu giá trị pH thấp hơn 4 thì số chênh lệch phải nhỏ hơn 0,7.
Độ hấp thụ hơi nước và độ giải hấp
Khi thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 7.2, độ hấp thụ hơi nước phải không được nhỏ hơn 70 mg/cm2 và độ giải hấp phải không được nhỏ hơn 80 % hơi nước đã hấp thụ.
Độ bền mài mòn
Đế trong
Khi thử đế trong không phải bằng da theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 7.3, phá huỷ mài mòn phải không được mạnh hơn so với sự phá huỷ được minh hoạ bởi miếng mẫu thử đối chứng của cùng loại vật liệu trước 400 chu kỳ (xem TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), 7.3.6).
Lót mặt
Khi thử lót mặt không phải bằng da theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 6.12, bề mặt đi phải không có bất kỳ lỗ nào trước khi đạt được các số chu kỳ sau:
- khô: 25 600 chu kỳ;
- ướt: 12 800 chu kỳ.
Hàm lượng Crom VI
Khi đế trong bằng da được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 6.11, không được phép có Crom VI.
Đế trong và lót mặt của giày ủng an toàn cần đáp ứng yêu cầu theo TCVN 7652:2007 ra sao?
Giày ủng an toàn cần đáp ứng yêu cầu đế ngoài theo TCVN 7652:2007 như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.8 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7652:2007 (ISO 20345: 2004) về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Giày ủng an toàn có quy định như sau:
Độ dày của đế ngoài không có vân
Khi xác định theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 8.1, độ dày tổng cộng của đế ngoài không có vân tại mọi điểm phải không được nhỏ hơn 6 mm.
Độ bền xé
Khi đế ngoài không phải bằng da được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 8.2, độ bền xé không được nhỏ hơn :
- 8 kN/m đối với vật liệu có tỉ trọng lớn hơn 0,9 g/cm3;
- 5kN/m đối với vật liệu có tỉ trọng thấp hơn hoặc bằng 0,9 g/cm3.
Độ bền mài mòn
Khi đế ngoài không phải bằng da, loại trừ loại làm hoàn toàn bằng cao su hoặc hoàn toàn bằng polyme được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 8.3, phần thể tích mất mát tương đối không được lớn hơn 250 mm3 đối với vật liệu có tỉ trọng bằng hoặc nhỏ hơn 0,9 g/cm3 và không được lớn hơn 150 mm3 đối với vật liệu có tỉ trọng lớn hơn 0,9 g/cm3.
Khi thử đế ngoài làm hoàn toàn bằng cao su hoặc hoàn toàn bằng polyme như mô tả trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 8.3, thể tích mất mát tương đối không được lớn hơn 250 mm3.
Độ bền uốn
Khi đế ngoài không phải bằng da được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 8.4, sự phát triển của vết rạn không được lớn hơn 4 mm trước khi đạt 30 000 chu kỳ uốn.
Độ thuỷ phân
Khi đế ngoài bằng polyuretan và đế có lớp ngoài cùng bao gồm polyuretan được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 8.5, sự phát triển của vết rạn không được lớn hơn 6 mm trước khi đạt 150 000 chu kỳ uốn.
Độ bền mối ghép các lớp bên trong
Khi thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.2, độ bền mối ghép giữa lớp ngoài hoặc lớp có vân đế và lớp đế liền kề không được nhỏ hơn 4,0 N/mm, trừ khi đế bị xé, trong trường hợp này độ bền mối ghép không được nhỏ hơn 3,0 N/mm.
Độ chịu nhiên liệu đốt lò FO
Khi thử theo TCVN 7651: 2007 (ISO 20344: 2004), điều 8.6.1, độ tăng thể tích không được lớn hơn 12 %.
Nếu sau khi thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 8.6.1, mẫu thử co lại quá 0,5 % thể tích hoặc tăng độ cứng hơn 10 đơn vị cứng Shore A, phải tiến hành thử thêm mẫu thử theo phương pháp mô tả trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 8.6.2 và sự phát triển của vết rạn không được lớn hơn 6 mm trước khi đạt 150 000 chu kỳ uốn.
Mũ giày ủng an toàn cần đáp ứng yêu cầu gì theo TCVN 7652:2007?
Căn cứ theo tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7652:2007 (ISO 20345: 2004) về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Giày ủng an toàn có quy định như sau:
Căn cứ theo tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7652:2007 (ISO 20345 : 2004) về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Giày ủng an toàn có quy định như sau:
Qui định chung
Đối với giày ủng mẫu B,C, D và E, khu vực đáp ứng các yêu cầu của mũ giày ủng phải có độ cao tối thiểu được đo từ mặt phẳng nằm ngang ở dưới đế phải phù hợp với các giá trị đưa ra trong bảng 7.
Bảng 7 - Độ cao tối thiểu mà thấp hơn nó các yêu cầu của mũ giày ủng phải được đáp ứng hoàn toàn
Khi cổ giày và vật liệu lót nằm ở trên độ cao đưa ra trong bảng 7, thì những vật liệu này phải phù hợp với các yêu cầu về lót mũ như độ bền xé, 5.5.1 và độ bền mài mòn, 5.5.2. Trong trường hợp vật liệu là da thì ngoài các yêu cầu trên nó phải phù hợp với các yêu cầu như độ pH, 5.4.7. và hàm lượng Crom VI, 5.4.9.
Độ dày
Khi thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 6.1, độ dày tại mọi điểm của mũ giày ủng loại II phải phù hợp với các giá trị nêu ra trong bảng 8.
Bảng 8 - Độ dày tối thiểu của mũ giày ủng
Loại vật liệu | Độ dày tối thiểu mm |
Cao su | 1,50 |
Polyme | 1,00 |
Độ bền xé
Khi thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 6.3, độ bền xé của mũ giày ủng loại I phải phù hợp với các giá trị đưa ra trong bảng 9.
Bảng 9 - Độ bền xé tối thiểu của mũ giày ủng
Loại vật liệu | Lực tối thiểu N |
Cao su | 120 |
Vải và vải tráng phủ | 60 |
Đặc tính kéo
Khi xác định theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 6.4, bảng 7, đặc tính kéo của mũ giày ủng phải phù hợp với các giá trị đưa ra bảng 10.
Bảng 10 – Đặc tính kéo
Loại vật liệu | Độ bền kéo N/mm2 | Lực kéo đứt N | Modun giãn dài 100% N/mm2 | Giãn dài khi đứt % |
Da váng | Tối thiểu 15 | - | - | - |
Cao su | - | Tối thiểu 180 | - | - |
Polyme | - | - | 1,3 đến 4,6 | Tối thiểu 250 |
Độ bền uốn
Khi thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 6.5, độ bền uốn của mũ giày ủng phải phù hợp với các giá trị đưa ra trong bảng 11.
Bảng 11 - Độ bền uốn
Loại vật liệu | Độ bền uốn |
Cao su | Không bị rạn nứt trước khi đạt 125 000 lần uốn |
Polyme | Không bị rạn nứt trước khi đạt 150 000 lần uốn |
Độ thấm hơi nuớc và hệ số hơi nước
Khi thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 6.6 và TCVN 7651 :2007 (ISO 20344: 2004), điều 6.8, độ thấm hơi nước phải không được nhỏ hơn 0,8 mg/(cm2.h) và hệ số hơi nước phải không được nhỏ hơn 15 mg/cm2.
Gíá trị pH
Khi da mũ giày được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 6.9, giá trị pH phải không được nhỏ hơn 3,2 và nếu giá trị pH thấp hơn 4 thì số chênh lệch phải nhỏ hơn 0,7.
Độ thủy phân
Khi mũ giày bằng polyuretan được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 6.10, phải không có sự rạn nứt nào xuất hiện trước khi đạt 150 000 chu kỳ uốn.
Hàm lượng Crom VI
Khi mũ giày bằng da được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 6.11, không được phép có Crom VI.
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?
- Chốt đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 hơn 15% là từ 1/7/2025 có đúng không?
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?