Công chứng viên có bị miễn nhiệm khi bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng theo Luật Công chứng mới không?
Công chứng viên có bị miễn nhiệm khi bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng theo Luật Công chứng mới không?
Luật Công chứng 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2025, đánh dấu sự chuyển mình quan trọng trong lĩnh vực công chứng sau 10 năm áp dụng Luật Công chứng 2014.
Theo đó, về việc miễn nhiệm công chứng viên, tại Điều 16 Luật Công chứng viên 2024 có quy định như sau:
Miễn nhiệm công chứng viên
1. Công chứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân hoặc khi được chuyển làm công việc khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Công chứng viên đương nhiên miễn nhiệm khi quá 70 tuổi.
2. Công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này, trừ trường hợp đương nhiên miễn nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật này;
c) Được tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động giữ một trong các vị trí công tác quy định tại khoản 5 Điều 14 của Luật này, trừ trường hợp đã được miễn nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 9 của Luật này;
đ) Không hành nghề công chứng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp không hành nghề do bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 15 của Luật này, Văn phòng công chứng bị tạm ngừng hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này;
e) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này mà lý do tạm đình chỉ vẫn còn;
g) Bị xử phạt vi phạm hành chính từ 02 lần trở lên về hoạt động hành nghề công chứng trong thời hạn 12 tháng; hành nghề công chứng khi chưa đủ điều kiện hành nghề công chứng hoặc trong thời gian bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng;
h) Bị xử lý kỷ luật từ 02 lần trở lên trong thời hạn 12 tháng hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;
i) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
k) Thuộc trường hợp không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên tại thời điểm được bổ nhiệm.
3. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục miễn nhiệm công chứng viên.
Chiếu theo quy định trên, công chứng viên sẽ không bị miễn nhiệm do bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng.
Tuy nhiên, trong trường hợp hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng mà lý do bị tạm đình chỉ vẫn còn; hoặc sau khi hết thời hạn tạm đình chỉ thì công chứng viên không còn đủ các tiêu chuẩn; hoặc công chứng viên vẫn hành nghề công chứng trong thời gian bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng thì công chứng viên sẽ bị miễn nhiệm.
Công chứng viên có bị miễn nhiệm khi bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng theo Luật Công chứng mới không?
Sau bao lâu công chứng viên bị miễn nhiệm mới được bổ nhiệm lại?
Liên quan đến vấn đề bổ nhiệm lại sau khi bị miễn nhiệm công chứng viên, Điều 17 Luật Công chứng 2024 quy định như sau:
Bổ nhiệm lại công chứng viên
...
2. Người đã bị miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này, đã hết thời hạn 02 năm kể từ ngày quyết định miễn nhiệm công chứng viên có hiệu lực thi hành và lý do miễn nhiệm không còn, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Chiếu theo quy định trên, công chứng viên đã bị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Công chứng 2024 thì được xem xét bổ nhiệm lại khi công chứng viên đáp ứng được tất cả các điều kiện sau đây:
- Đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 Luật Công chứng 2024;
- Đã hết thời hạn 02 năm kể từ ngày quyết định miễn nhiệm công chứng viên có hiệu lực;
- Lý do miễn nhiệm công chứng viên không còn;
- Không thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm lại theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Công chứng 2024.
Như vậy, sau 02 năm công chứng viên bị miễn nhiệm theo quyết định miễn nhiệm của Sở Tư pháp, công chứng viên đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì sẽ được bổ nhiệm lại.
Công chứng viên có phải giải thích cho người yêu cầu công chứng hậu quả pháp lý của việc công chứng không?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 18 Luật Công chứng 2024 quy định:
Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
...
2. Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;
b) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
c) Hành nghề tại 01 tổ chức hành nghề công chứng; bảo đảm thời gian làm việc theo ngày, giờ làm việc của tổ chức hành nghề công chứng;
d) Hướng dẫn người yêu cầu công chứng thực hiện đúng các quy định về thủ tục công chứng và quy định của pháp luật có liên quan; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng;
...
Như vậy, công chứng viên phải giải thích cho người yêu cầu công chứng hậu quả pháp lý của việc công chứng vì đây là một trong những nghĩa vụ của công chứng viên.
*Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?