Có bắt buộc phải trực tiếp quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với tổ chức đầu tư ra nước ngoài không?

Cho tôi hỏi tổ chức đầu tư ra nước ngoài có bắt buộc phải trực tiếp quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không? Câu hỏi từ chị Ánh (Bến Tre).

Hợp đồng về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có được ký với tổ chức Việt Nam đầu tư ra nước ngoài không?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:

Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
...
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

Theo đó tổ chức Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được ký hợp đồng về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Có bắt buộc phải trực tiếp quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với tổ chức đầu tư ra nước ngoài không?

Có bắt buộc phải trực tiếp quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với tổ chức đầu tư ra nước ngoài không? (Hình từ Internet)

Có bắt buộc phải trực tiếp quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với tổ chức đầu tư ra nước ngoài không?

Căn cứ Điều 35 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:

Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
1. Thông tin đầy đủ, chính xác, rõ ràng về điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt, quyền lợi, chế độ của người lao động làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài.
2. Tổ chức để người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài được tham gia khóa học giáo dục định hướng và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.
3. Trực tiếp tổ chức đưa đi, quản lý và sử dụng người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
4. Thỏa thuận bằng phụ lục hợp đồng lao động với người lao động nội dung bổ sung về thời hạn làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, tiền lương, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt, chế độ khám bệnh, chữa bệnh và quyền lợi, chế độ khác phù hợp với phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này và quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.
Trường hợp tuyển dụng lao động mới thì phải ký kết hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo nội dung, mẫu hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và không được thu tiền dịch vụ của người lao động.
5. Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với người lao động trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
6. Bảo đảm quyền lợi của người lao động, giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động do doanh nghiệp đưa đi.
7. Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
8. Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo về tình hình thực hiện đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
9. Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc để giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động làm việc ở nước ngoài; giải quyết vấn đề phát sinh trong trường hợp người lao động chết, bị tai nạn hoặc bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản hoặc trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế, tình trạng khẩn cấp hoặc vì lý do bất khả kháng khác.

Theo đó, tổ chức đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp tổ chức đưa đi, trực tiếp quản lý và sử dụng người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tổ chức đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không trực tiếp quản lý người lao động bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 44 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng không quá 100.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức để người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài được tham gia khóa học giáo dục định hướng;
b) Không thông tin đầy đủ hoặc không thông tin chính xác hoặc không thông tin rõ ràng về một trong các nội dung: điều kiện làm việc; điều kiện sinh hoạt; quyền lợi; chế độ của người lao động làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc công trình do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài;
c) Không trực tiếp tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
d) Không trực tiếp quản lý và sử dụng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

Như vậy, tổ chức đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không trực tiếp quản lý người lao động sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng không quá 200.000.000 đồng.

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có được chuyển về nước tiền lương, tiền công không?
Lao động tiền lương
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài bắt buộc phải hoàn thành khóa học nào?
Lao động tiền lương
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trực tiếp giao kết thì có cần đăng ký HĐLĐ không?
Lao động tiền lương
Nội dung hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 là gì?
Lao động tiền lương
Những trường hợp nào người lao động đi làm việc nước ngoài được vay vốn theo Dự thảo Luật Việc làm mới nhất?
Lao động tiền lương
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có được làm công việc săn bắt thú dữ không?
Lao động tiền lương
Hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm những gì?
Lao động tiền lương
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ bao nhiêu tiền chi phí đào tạo ngoại ngữ?
Lao động tiền lương
Mục đích sử dụng vốn vay đối với người lao động thuộc hộ nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gì?
Lao động tiền lương
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người lao động đi làm việc ở nước ngoài
1,068 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động đi làm việc ở nước ngoài

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào