Chứng chỉ hành nghề thú y của người phụ trách kỹ thuật cơ sở khám bệnh động vật có phạm vi sử dụng ra sao?
- Chứng chỉ hành nghề thú y của người phụ trách kỹ thuật cơ sở khám bệnh động vật có phạm vi sử dụng ra sao?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề thú y đối với hoạt động khám bệnh?
- Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở khám bệnh động vật phải có chuyên môn ra sao để được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y?
Chứng chỉ hành nghề thú y của người phụ trách kỹ thuật cơ sở khám bệnh động vật có phạm vi sử dụng ra sao?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 35/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Chứng chỉ hành nghề thú y
1. Chứng chỉ hành nghề thú y được cấp cho tổ chức, cá nhân có đủ Điều kiện hành nghề theo quy định tại Điều 108 của Luật thú y, Điều 21 của Nghị định này và hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 5 Điều 109 của Luật thú y.
2. Nội dung của Chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm:
a) Họ và tên, ngày tháng năm sinh;
b) Địa chỉ cư trú;
c) Bằng cấp chuyên môn;
d) Loại hình hành nghề;
đ) Địa Điểm.
Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về mẫu Chứng chỉ hành nghề thú y và Đơn đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y.
3. Việc sử dụng Chứng chỉ hành nghề thú y được quy định như sau:
a) Chứng chỉ hành nghề thú y về tiêm phòng, chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y được sử dụng trong phạm vi cả nước. Cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề không ghi vào Mục địa Điểm hành nghề;
b) Chứng chỉ hành nghề thú y của người phụ trách kỹ thuật tại cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật, buôn bán thuốc thú y được sử dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Chứng chỉ hành nghề thú y của người phụ trách kỹ thuật tại cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y được sử trong phạm vi cả nước.
Theo đó, Chứng chỉ hành nghề thú y của người phụ trách kỹ thuật tại cơ sở khám bệnh động vật được sử dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Chứng chỉ hành nghề thú y của người phụ trách kỹ thuật của cơ sở khám bệnh động vật có phạm vi sử dụng ra sao?
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề thú y đối với hoạt động khám bệnh?
Căn cứ theo Điều 109 Luật Thú y 2015 quy định như sau:
Cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y
1. Thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề thú y như sau:
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Chứng chỉ hành nghề thú y quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 107 của Luật này.
b) Cục Thú y cấp Chứng chỉ hành nghề thú y quy định tại khoản 4 Điều 107 của Luật này.
2. Hồ sơ đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm:
a) Đơn đăng ký;
b) Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe;
d) Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân. Đối với người nước ngoài, ngoài những quy định tại các điểm a, b và c khoản này còn phải có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
3. Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề thú y:
a) Cá nhân có nhu cầu được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc cấp Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Theo đó, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề thú y đối với hoạt động khám bệnh động vật.
Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở khám bệnh động vật phải có chuyên môn ra sao để được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 35/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện hành nghề thú y
Tổ chức, cá nhân hành nghề thú y phải có đủ Điều kiện theo quy định tại Điều 108 của Luật thú y và phải đáp ứng yêu cầu về chuyên môn như sau:
1. Người hành nghề chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản. Người hành nghề tiêm phòng cho động vật phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh cấp.
2. Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
3. Người buôn bán thuốc thú y phải có bằng trung cấp trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
4. Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y được quy định như sau:
a) Cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc dùng trong thú y cho động vật trên cạn phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học;
b) Cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc dùng trong thú y cho động vật thủy sản phải có bằng Đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học.
...
Theo đó, để được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y thì người phụ trách kỹ thuật của cơ sở khám bệnh động vật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?