Chính sách tiền lương mới của 02 nhóm đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng thuộc LLVT trong 02 năm tới được xây dựng dựa trên nguyên tắc gì?
Chính sách tiền lương mới của 02 nhóm đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng thuộc LLVT trong 02 năm tới được xây dựng dựa trên nguyên tắc gì?
MỚI >> Chính thức bãi bỏ lương cơ sở 2.34 triệu thay bằng mức lương cơ sở mới hay lương cơ bản
>> Đã có mức thưởng cao nhất hơn 11 triệu dành cho cán bộ công chức viên chức
MỚI >> Toàn bộ bảng lương gồm 07 bảng lương theo mức lương cơ sở mới chính thức có hiệu lực
>> Đã chính thức tăng lương hưu cho người có mức lương hưu dưới 3500000
>> Lương hưu chính thức không điều chỉnh tăng trong 06 tháng cuối năm 2025
>> Chốt 01 bảng lương chức vụ và 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ được thống nhất
>> Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi
Về thực hiện chính sách tiền lương, Quốc hội quyết thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024, việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 27 cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Thêm vào đó tại mục 5 Kết luận 83 có nêu bảng lương mới theo vị trí việc làm có thể được đề xuất trình Trung ương xem xét sau năm 2026 sau khi đã nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và Bộ Chính trị ban hành, triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Nếu đề xuất bảng lương mới theo kế hoạch tại Kết luận 83 được chấp nhận và triển khai thực hiện sau năm 2026 thì 05 bảng lương của CBCCVC và LLVT theo Nghị quyết 27.
Chính vì vây, có khả năng 02 nhóm đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng thuộc LLVT sẽ được xây dựng chính sách tiền lương mới theo 05 bảng lương sau 02 năm nữa nếu đề xuất bảng lương mới tại Kết luận 83 được chấp nhận.
Đồng thời, khi xây dựng chính sách tiền lương mới cho các đối tượng trên thì sẽ tuân theo nguyên tắc sau:
Bảng lương 1: Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ công chức viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
(1) Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
(2) Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Bảng lương 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
- Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
Bảng lương 3, 4, 5: 01 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm); 01 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và 01 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an theo nguyên tắc phải giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay.
(Căn cứ theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018)
>> Tải bảng lương mới của CBCCVC và LLVT: Tại đây.
>> Lộ trình mới về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu: Tải về.
Mới:
>> Không tăng lương hưu năm 2025 người lao động được tăng lương hưu đợt 1, 2?
Xem thêm:
>> Thống nhất cải cách tiền lương, nâng bậc lương cho toàn bộ CBCCVC và LLVT trong bảng lương mới
>> Năm 2025 lương hưu chính thức của đối tượng đã nghỉ hưu, chưa nghỉ hưu?
>> Tạm dừng tăng lương hưu năm 2025, người lao động, CBCCVC tiếp tục hưởng mức tăng lương hưu đợt mới
Chính sách tiền lương mới của 02 nhóm đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng thuộc LLVT(Hình từ Internet)
>> Tải bảng lương mới: Tại đây.
Xem toàn bộ hệ số lương viên chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
Xem toàn bộ hệ số lương công chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
Mức lương mới của CBCCVC và LLVT chiếm bao nhiêu tổng quỹ lương?
Theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
...
Theo đó, mức lương mới của CBCCVC và LLVT (lương cơ bản) chiếm 70% tổng quỹ lương.
Ngoài ra CBCCVC và LLVT còn có các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương và bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Mục tiêu tổng quát khi thực hiện chính sách tiền lương mới là gì?
Theo tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 mục tiêu tổng quát khi thực hiện cải cách tiền lương là:
- Xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ;
- Tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực;
- Góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
- Phòng, chống tham nhũng, lãng phí;
- Bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?
- Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 (Tết Ất Tỵ) là ngày nào? Người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Ất Tỵ 2025 đúng không?
- Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sau thời gian nào?
- Chốt lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động và cán bộ công chức viên chức thuộc thẩm quyền Thủ tướng đúng không và được nghỉ mấy ngày?