Can thiệp vào quá trình thành lập của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì người sử dụng lao động bị xử phạt bao nhiêu?
- Can thiệp vào quá trình thành lập của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có vi phạm pháp luật?
- Người sử dụng lao động can thiệp vào quá trình thành lập của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bị xử phạt ra sao?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt khi người sử dụng lao động can thiệp vào quá trình thành lập của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở không?
Can thiệp vào quá trình thành lập của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có vi phạm pháp luật?
Căn cứ Điều 175 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao gồm:
a) Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động;
b) Sa thải, kỷ luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, chuyển người lao động làm công việc khác;
c) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động;
d) Cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
2. Can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, người sử dụng lao động không được quyền can thiệp vào quá trình thành lập của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Can thiệp vào quá trình thành lập của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì người sử dụng lao động bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động can thiệp vào quá trình thành lập của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bị xử phạt ra sao?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không trả lương cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong thời gian làm việc theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Không cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được hưởng các bảo đảm khác trong quan hệ lao động hoặc trong việc thực hiện chức năng đại diện theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả lương cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong thời gian làm việc theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động bảo đảm thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được hưởng các đảm bảo khác theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, người sử dụng lao động can thiệp vào quá trình thành lập của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (mức phạt cá nhân) và từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng (mức phạt tổ chức).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt khi người sử dụng lao động can thiệp vào quá trình thành lập của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở không?
Căn cứ khoản 2 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV Nghị định này.
...
Đối với hành vi can thiệp vào quá trình thành lập của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thuộc phạm vi thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện nhưng do mức xử phạt đối với hành vi này lớn hơn mức phạt tiền mà Chủ tịch UBND cấp huyện được phép.
Theo đó, trong trường hợp này Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không được quyền xử phạt đối với người sử dụng lao động can thiệp vào quá trình thành lập của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở theo quy định của pháp luật.
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?