Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 75/2024/NĐ-CP quy định:
Thời điểm và mức điều chỉnh
1. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2024 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, sau khi điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này, có mức hưởng thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau: Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng; tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.
3. Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định tại Điều này là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo.
Hiện nay đang áp dụng mức tăng lương hưu là 15% trên mức lương hưu của tháng 6 năm 2024.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 2 Nghị định 75/2024/NĐ-CP có quy định các đối tượng nghỉ hưu trước 01/01/1995 khi tăng lương hưu lên thêm 15%, nhưng mức hưởng vẫn thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng, thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:
- Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng;
- Tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.
Như vậy, hiện đang áp dụng mức tăng lương hưu ít nhất là 15%.
Căn cứ tại Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Mức lương hưu hằng tháng
1. Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 98 của Luật này được tính như sau:
a) Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;
...
2. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật này.
...
Ngoài ra căn cứ theo Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Điều chỉnh lương hưu
1. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
3. Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.
Theo đó, sau đợt tăng lương hưu vượt hơn 15% vào năm 2024 thì khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực (tức ngày 01/7/2025) quy định người nghỉ hưu trước năm 1995 và có mức lương hưu thấp sẽ được tiếp tục tăng lương hưu trong đợt tăng lương hưu mới. Đồng thời Chính phủ sẽ có quy định thời điểm tăng lương hưu cụ thể.
Như vậy, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng lương hưu tiếp theo sẽ đảm bảo thỏa đáng và thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ. Đồng thời mọi thông tin về mức tăng mới vẫn đang chờ văn bản chính thức từ Chính phủ và mức tăng này sẽ được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu để xác định điều kiện hưởng lương hưu được tính thế nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
...
6. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để xác định điều kiện hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hằng tháng tính theo năm, một năm phải tính đủ 12 tháng. Trường hợp tính mức hưởng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
7. Việc giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội được xác định theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu để xác định điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng tính theo năm, một năm phải tính đủ 12 tháng.
Trường hợp tính mức hưởng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có tháng lẻ từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Mẫu giấy đề nghị thay đổi thông tin người hưởng lương hưu là mẫu nào?
Mẫu đề nghị thay đổi thông tin người hưởng lương hưu là mẫu 02-CBH quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 được sửa đổi bởi điểm 1.2 khoản 1 Điều 2 Quyết định 686/QĐ-BHXH năm 2024.
>>> Tải mẫu đề nghị thay đổi thông tin người hưởng lương hưu: Tại đây.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?