Chấp hành viên thi hành án dân sự khi thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án cần lưu ý vấn đề gì?
Chấp hành viên tiến hành thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án dân sự vào thời điểm nào?
Tại Điều 22 Nghị định 62/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án
1. Chấp hành viên thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án theo định kỳ hàng ngày, tuần, tháng, quý hoặc năm tùy theo tính chất ngành nghề kinh doanh của người phải thi hành án.
Khi xác định mức tiền thu từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, Chấp hành viên căn cứ vào kết quả kinh doanh trên cơ sở sổ sách, giấy tờ và tình hình kinh doanh thực tế của người phải thi hành án.
2. Mức tiền tối thiểu để lại cho người phải thi hành án phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng. Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng được căn cứ vào chuẩn hộ nghèo của từng địa phương nơi người đó cư trú, nếu địa phương chưa có quy định thì theo chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng giai đoạn cụ thể.
Mức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh do Chấp hành viên ấn định căn cứ vào tính chất ngành, nghề kinh doanh; quy mô kinh doanh của người phải thi hành án và mức ấn định này có thể được điều chỉnh.
Theo quy định trên, Chấp hành viên tiến hành thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án dân sự theo định kỳ hàng ngày, tuần, tháng, quý hoặc năm tùy theo tính chất ngành nghề kinh doanh của người phải thi hành án.
Chấp hành viên khi thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án cần lưu ý vấn đề gì? (Hình từ Internet)
Chấp hành viên khi thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án dân sự cần lưu ý vấn đề gì?
Tại Điều 79 Luật Thi hành án dân sự 2008 có quy định như sau:
Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án
1. Trường hợp người phải thi hành án có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người đó để thi hành án.
Khi thu tiền, Chấp hành viên phải để lại số tiền tối thiểu cho hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của người phải thi hành án và gia đình.
2. Chấp hành viên cấp biên lai thu tiền cho người phải thi hành án.
Theo đó, khi thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người thi hành án dân sự, Chấp hành viên phải để lại số tiền tối thiểu cho hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của người phải thi hành án và gia đình.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 22 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng được căn cứ vào chuẩn hộ nghèo của từng địa phương nơi người đó cư trú, nếu địa phương chưa có quy định thì theo chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng giai đoạn cụ thể.
Mức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh do Chấp hành viên ấn định căn cứ vào tính chất ngành, nghề kinh doanh; quy mô kinh doanh của người phải thi hành án và mức ấn định này có thể được điều chỉnh.
Chấp hành viên thi hành án dân sự không được làm những việc nào?
Tại Điều 21 Luật Thi hành án dân sự 2008 có quy định như sau:
Những việc Chấp hành viên không được làm
1. Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.
2. Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.
3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.
4. Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.
5. Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
c) Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
6. Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.
8. Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.
Như vậy, Chấp hành viên thi hành án dân sự không được làm những việc sau đây:
- Những việc công chức không được làm;
- Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật;
- Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án;
- Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án;
- Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người liên quan;
- Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án;
- Thi hành trái nội dung bản án, quyết định;
- Trì hoãn, kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật;
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?
- Chốt đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 hơn 15% là từ 1/7/2025 có đúng không?
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?