Chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp nào?
Chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 72 Luật Thi hành án dân sự 2008, được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 có quy định như sau:
Kế hoạch cưỡng chế thi hành án
1. Chấp hành viên lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án trong trường hợp cần huy động lực lượng.
2. Kế hoạch cưỡng chế thi hành án có các nội dung chính sau đây:
a) Tên người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế;
b) Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng;
c) Thời gian, địa điểm cưỡng chế;
d) Phương án tiến hành cưỡng chế;
đ) Yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế;
e) Dự trù chi phí cưỡng chế.
...
Theo quy định trên, Chấp hành viên thi hành án dân sự phải lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án trong trường hợp cần huy động lực lượng.
Kế hoạch cưỡng chế thi hành án có các nội dung chính sau đây:
- Tên người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế;
- Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng;
- Thời gian, địa điểm cưỡng chế;
- Phương án tiến hành cưỡng chế;
- Yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế;
- Dự trù chi phí cưỡng chế.
Chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Kế hoạch cưỡng chế thi hành án dân sự phải được gửi cho ai?
Tại khoản 3 Điều 72 Luật Thi hành án dân sự 2008, được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 có quy định như sau:
Kế hoạch cưỡng chế thi hành án
...
3. Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch, yêu cầu của Chấp hành viên.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kế hoạch cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan Công an có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và lập phương án bảo vệ cưỡng chế.
Cơ quan Công an có trách nhiệm bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để giữ gìn trật tự, bảo vệ hiện trường, kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tẩu tán tài sản, cản trở, chống đối việc thi hành án, tạm giữ người chống đối, khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội.
Theo đó, kế hoạch cưỡng chế thi hành án dân sự phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch, yêu cầu của Chấp hành viên.
Khi nào được quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên thi hành án dân sự?
Tại Điều 10 Nghị định 62/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên
1. Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp sau đây:
a) Thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Thi hành án dân sự;
b) Chấp hành viên đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng trong cùng vụ án đó;
c) Chấp hành viên chậm trễ giải quyết việc thi hành án;
d) Có căn cứ khác cho rằng Chấp hành viên không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
2. Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên phải được lập thành văn bản và gửi Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc yêu cầu thay đổi Chấp hành viên. Trường hợp Chấp hành viên đang thi hành vụ việc là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thì đương sự gửi văn bản đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu thay đổi Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên phải xem xét, quyết định thay đổi Chấp hành viên; trường hợp không có căn cứ thay đổi Chấp hành viên thì trả lời bằng văn bản cho người đã có yêu cầu thay đổi Chấp hành viên và nêu rõ lý do.
Theo quy định trên, đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên thi hành án dân sự trong trường hợp sau:
- Chấp hành viên thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
+ Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
+ Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
- Chấp hành viên đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng trong cùng vụ án đó;
- Chấp hành viên chậm trễ giải quyết việc thi hành án;
- Có căn cứ khác cho rằng Chấp hành viên không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?