Chạm mốc lương cơ sở 2,34 công chức, viên chức không cần lo lắng về lương do tiền lương sẽ tăng so với trước 1/7/2024 đúng không?
Chạm mốc lương cơ sở 2,34 công chức, viên chức không cần lo lắng về lương do tiền lương sẽ tăng so với trước 1/7/2024 đúng không?
Tiền lương của công chức, viên chức theo quy định tại Thông tư 10/2023/TT-BNV được tính như sau:
Tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương.
Trước ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP (hết hiệu lực) áp dụng đối với công chức, viên chức là 1.800.000 đồng/tháng.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
3. Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương: Thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù. Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì thực hiện mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 năm 2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.
4. Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó, từ 1/7/2024 công chức, viên chức có mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng.
Mức lương cơ sở từ 1/7/2024 tăng so với trước ngày 1/7/2024 dẫn đến tiền lương mới của công chức, viên chức sẽ tăng theo.
Như vậy, chạm mốc lương cơ sở 2,34 công chức, viên chức không cần lo lắng về lương do tiền lương sẽ tăng so với trước 1/7/2024.
>>> Xem thêm:
>> Thay thế toàn bộ hệ thống bảng lương hiện hành thì các chế độ BHXH được điều chỉnh không?
>> Lộ trình tăng lương hưu giai đoạn 2024 - 2025 cho người lao động như thế nào?
>>> Lương hưu tháng 9:
>>> Lương hưu tháng 9 năm 2024 là bao nhiêu?
>>> Lãnh lương hưu tháng 9 năm 2024 ở đâu?
>>> Nhận lương hưu tháng 9 2024 qua tài khoản vào ngày nào?
>>> BHXH TP.HCM chi trả lương hưu tháng 9 2024 vào ngày nào?
Chạm mốc lương cơ sở 2,34 công chức, viên chức không cần lo lắng về lương do tiền lương sẽ tăng so với trước 1/7/2024 đúng không? (Hình từ Internet)
Công chức, viên chức bắt buộc phải là công dân Việt Nam đúng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:
Cán bộ, công chức
...
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
...
Và căn cứ theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì công chức, viên chức phải là công dân Việt Nam.
Năm 2024 CCVC có độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường là bao nhiêu tuổi?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 60 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:
Nghỉ hưu đối với công chức
1. Công chức được nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động.
...
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Chế độ hưu trí
1. Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó, CCVC nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động 2019.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như sau:
Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
...
Theo đó, năm 2024 CCVC có độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như sau: CCVC nam là 61 tuổi; CCVC nữ 56 tuổi 4 tháng.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?