Cách tính mức lương hưu từ 01/7/2024 thay đổi thế nào khi bãi bỏ lương cơ sở?
Cách tính mức lương hưu từ 01/7/2024 thay đổi thế nào khi bãi bỏ lương cơ sở?
Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024. Quốc hội quyết nghị từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Hiện nay, cách tính lương người nghỉ hưu theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ phụ thuộc vào tiền lương đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng của người lao động và có nhân với hệ số trượt giá (hay hệ số điều chỉnh tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội) tương ứng hàng năm.
Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được thực hiện theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Lưu ý: Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định bằng mức lương cơ sở.
Đồng thời, theo Nghị quyết 27 khi cải cách tiền lương sẽ tiến hành bãi bỏ lương cơ sở, tuy nhiên khi xây dựng bảng lương mới vẫn phải đảm bảo không được thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Do đó, khi bỏ mức lương cơ sở thì sẽ thay đổi cách tính tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức dẫn tới sẽ có sự điều chỉnh về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Tuy nhiên việc này sẽ không ảnh hưởng tới công thức tính lương hưu của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như trên.
Hiện nay chưa có thông tin hay văn bản quy định về cách tính mức hưởng lương hưu sau cải cách tiền lương, do đó cách tính lương hưu có thể sẽ vẫn tiếp tục áp dụng theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Cách tính mức lương hưu từ 01/7/2024 thay đổi thế nào khi bãi bỏ lương cơ sở?
Tuổi nghỉ hưu năm 2024 của công chức viên chức là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Luật Cán bộ, công chức 2008 và khoản 1 Điều 60 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức thực hiện theo Bộ luật Lao động 2019.
Đồng thời, theo Điều 46 Luật Viên chức 2010 quy định viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
...
Theo đó năm 2024, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là:
- Đối với lao động nam: 61 tuổi.
- Đối với lao động nữ: 56 tuổi 4 tháng.
Lưu ý:
- Cán bộ, công chức, viên chức bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Mức lương cơ sở để tính lương khu vực công hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
3. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
4. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Như vậy, hiện nay mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật là 1.8 triệu đồng/tháng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Toàn bộ đối tượng áp dụng chế độ sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp theo Nghị định 178 gồm những ai?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?