Bảng tính tuổi nghỉ hưu theo năm sinh, tải về ở đâu? Chấm dứt tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động vào năm nào?
Bảng tính tuổi nghỉ hưu theo năm sinh, tải về ở đâu?
Căn cứ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP bảng tính tuổi nghỉ hưu theo năm sinh của người lao động trong điều kiện lao động bình thường như sau:
(Một phần Bảng tính tuổi nghỉ hưu theo năm sinh)
>> Tải đầy đủ Bảng tính tuổi nghỉ hưu theo năm sinh: TẠI ĐÂY
Bảng tính tuổi nghỉ hưu theo năm sinh, tải về ở đâu? Chấm dứt tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động vào năm nào? (Hình từ Internet)
Chấm dứt tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động vào năm nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như sau:
Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
...
Theo đó kể từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động nam trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ.
Cứ mỗi năm tăng thêm:
- 03 tháng cho đến khi lao động nam đủ 62 tuổi vào năm 2028.
- 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động cụ thể như sau:
* Lao động nam:
Năm nghỉ hưu | Tuổi nghỉ hưu |
2021 | 60 tuổi 3 tháng |
2022 | 60 tuổi 6 tháng |
2023 | 60 tuổi 9 tháng |
2024 | 61 tuổi |
2025 | 61 tuổi 3 tháng |
2026 | 61 tuổi 6 tháng |
2027 | 61 tuổi 9 tháng |
Từ năm 2028 trở đi | 62 tuổi |
Lưu ý, độ tuổi này áp dụng đối với người lao động trong điều kiện lao động bình thường.
Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu mỗi năm như trên chỉ áp dụng cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028.
* Lao động nữ:
Năm nghỉ hưu | Tuổi nghỉ hưu |
2021 | 55 tuổi 4 tháng |
2022 | 55 tuổi 8 tháng |
2023 | 56 tuổi |
2024 | 56 tuổi 4 tháng |
2025 | 56 tuổi 8 tháng |
2026 | 57 tuổi |
2027 | 57 tuổi 4 tháng |
2028 | 57 tuổi 8 tháng |
2029 | 58 tuổi |
2030 | 58 tuổi 4 tháng |
2031 | 58 tuổi 8 tháng |
2032 | 59 tuổi |
2033 | 59 tuổi 4 tháng |
2034 | 59 tuổi 8 tháng |
Từ năm 2035 trở đi | 60 tuổi |
Lưu ý:
- Độ tuổi này áp dụng đối với người lao động nữ trong điều kiện lao động bình thường.
- Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu mỗi năm như trên chỉ áp dụng cho đến khi lao động nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, năm chấm dứt tăng tuổi nghỉ hưu đối với nam là năm 2028 và đối với nữ là năm 2035 trong điều kiện lao động bình thường.
Người lao động được hưởng lương hưu mà không xét đến tuổi nghỉ hưu trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
c) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Và căn cứ theo Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
...
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
c) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
...
Như vậy, người lao động được hưởng lương hưu mà không xét đến tuổi nghỉ hưu khi đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có ít nhất 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động trên 61%.
- Người lao động bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, quy định trên chỉ áp dụng cho một số đối tượng tại Điều 54, Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Chốt 02 bảng lương mới của toàn bộ công chức viên chức khi cải cách tiền lương sau năm 2026 không áp dụng cho đối tượng nào?
- Chính thức 05 bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước và LLVT mở rộng quan hệ tiền lương thế nào?
- 02 thời điểm thực hiện tăng mức lương đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, cụ thể thế nào?