Bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn hay mà người đi xin việc có thể tham khảo, cụ thể ra sao?
Bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn hay mà người đi xin việc có thể tham khảo, cụ thể ra sao?
Bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là một phần quan trọng để tạo ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Đây là cơ hội để bạn nêu rõ về bản thân, kỹ năng, kinh nghiệm, và sự phù hợp của mình với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Dưới đây là một mẫu giới thiệu bản thân mà bạn có thể tham khảo:
Tóm tắt cá nhân: Bắt đầu bằng một tóm tắt ngắn gọn về bản thân, bao gồm tên, nghề nghiệp và một cụm từ mô tả cái bạn muốn nhà tuyển dụng biết về bạn. Ví dụ: "Xin chào, tôi là [Tên của bạn]. Tôi là một [Nghề nghiệp hoặc Chuyên môn] có kinh nghiệm trong [Lĩnh vực hoặc Chức vụ]. Tôi đang tìm kiếm cơ hội để phát triển sự nghiệp của mình trong [Lĩnh vực Công việc mà bạn đang ứng tuyển]."
Kỹ năng và kinh nghiệm: Trình bày các kỹ năng và kinh nghiệm quan trọng nhất liên quan đến vị trí công việc mà bạn muốn. Nêu rõ cụ thể và có ví dụ minh họa. Ví dụ: "Tôi có kinh nghiệm làm việc trong [Lĩnh vực] trong suốt [Số năm kinh nghiệm], và tôi đã phát triển kỹ năng [Kỹ năng cụ thể] thông qua việc [Mô tả công việc hoặc dự án cụ thể]."
Sự nghiệp trước đây: Nêu rõ lịch sử làm việc của bạn và các vị trí quan trọng bạn đã từng giữ. Đảm bảo liên kết chúng với công việc bạn đang xin. Ví dụ: "Trước đây, tôi đã làm việc tại [Tên Công Ty hoặc Tổ chức] với vai trò [Chức vụ] và đã đạt được [Mô tả thành tích cụ thể]."
Lý do bạn muốn làm việc tại công ty: Nêu rõ tại sao bạn quan tâm đến công ty cụ thể mà bạn đang phỏng vấn và vị trí công việc đó. Ví dụ: "Tôi đã nghiên cứu về [Tên Công Ty] và tôi thật sự ấn tượng với [Sản phẩm/Dự án/Culture] của họ. Tôi tin rằng [Tên Công Ty] là nơi tôi có thể phát triển và đóng góp nhiều nhất với kinh nghiệm của mình."
Câu hỏi kết: Kết thúc bài giới thiệu bản thân bằng một câu hỏi mở cửa để khám phá thêm. Ví dụ: "Tôi rất mong được cơ hội nói thêm về cách tôi có thể đóng góp cho [Tên Công Ty] và học hỏi từ đồng nghiệp tài năng ở đây."
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn nên ngắn gọn và tập trung vào điểm mạnh và sự phù hợp của bạn với vị trí công việc. Hãy chuẩn bị trước và luyện tập nói một cách tự tin để có thể thể hiện mình một cách tốt nhất trong cuộc phỏng vấn.
Bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn hay mà người đi xin việc có thể tham khảo, cụ thể ra sao?
Năm 2023 mức lương cơ bản của người lao động tăng lên bao nhiêu?
Theo quy định hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định nào định nghĩa hoặc đưa ra khái niệm về lương cơ bản.
Tuy nhiên, mức lương cơ bản có thể hiểu là mức lương tối thiểu người lao động nhận được, nên mức lương cơ bản đối với khối doanh nghiệp và khối Nhà nước cũng có sự khác biệt.
Do đó, mức lương cơ bản hiện nay sẽ được chia ra thành 02 nhóm đối tượng như sau:
* Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho các doanh nghiệp, cá nhân:
Lương cơ bản của người lao động làm việc trong doanh nghiệp được xác định theo thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.
Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại khu vực mà họ sinh sống, làm việc.
Trong khi đó, lương cơ bản là lương trong hợp đồng lao động và do các bên thỏa thuận với nhau. Chính vì thế, lương cơ bản sẽ có mức thấp nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
+ Vùng 1: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.680.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 22.500 đồng/giờ.
+ Vùng 2: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.160.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 20.000 đồng/giờ.
+ Vùng 3: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.640.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 17.500 đồng/giờ.
+ Vùng 4: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.250.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 15.600 đồng/giờ.
Mức lương tối thiểu đang được áp dụng từ 01/7/2022 đến nay và chưa có sự thay đổi.
* Đối với cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước:
Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức chính là tích của lương cơ sở và hệ số lương theo công thức sau:
Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương
Năm 2023, mức lương cơ sở có sự điều chỉnh tại thời điểm 01/7/2023, nên mức lương cơ bản cũng sẽ được điều chỉnh tăng:
Trước 01/7/2023: Mức lương cơ bản = 1,49 triệu đồng/tháng x hệ số lương (Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP).
Từ 01/7/2023: Mức lương cơ bản = 1,8 triệu đồng/tháng x hệ số lương (Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Lương cơ bản so với lương cơ sở và lương tối thiểu vùng giống hay khác nhau?
- Lương cơ bản và lương cơ sở: Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì lương cơ sở là căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, thì lương cơ bản là mức lương mà cán bộ, công chức, viên nhận được sau khi nhân lương cơ sở với hệ số lương.
- Lương cơ bản và lương tối thiểu vùng: theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019, lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, còn lương cơ bản là mức lương do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?