14 tháng 4 là ngày gì? Có được nghỉ làm vào ngày 14 tháng 4 không?

Cho tôi hỏi ngày 14 tháng 4 là ngày gì và người lao động có được nghỉ làm ngày 14 tháng 4 không? Câu hỏi của chi K. K (Bình Phước)

14 tháng 4 là ngày gì?

Ngày 14 tháng 4 được biết đến là ngày Valentine đen. Nguồn gốc của ngày Valentine này đến từ xứ sở kim chi - Hàn Quốc. Đây là ngày dành riêng cho những người độc thân. Vào ngày này, những người độc thân thường mặc những trang phục màu đen, ăn mì tương đen và tập trung lại cùng nhau vui chơi.

Valentine đen được xây dựng dựa trên yếu tố lãng mạn của ngày Valentine đỏ (14/02) và Valentine trắng (14/3). Nếu như Valentine đỏ và Valentine trắng là ngày lễ để các cặp đôi bày tỏ tình cảm với nhau thông qua những món quà thì Valentine đen được sinh ra để tôn thờ chủ nghĩa độc thân.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

14 tháng 4 là ngày gì? Có được nghỉ làm vào ngày 14 tháng 4 không?

14 tháng 4 là ngày gì? Có được nghỉ làm vào ngày 14 tháng 4 không?

Ngày 14 tháng 4 có phải là một ngày lễ mà người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, ngày 14 tháng 4 không thuộc một trong các ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Người lao động được nghỉ làm vào ngày 14 tháng 4 trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo đó, người lao động được nghỉ làm vào ngày 14/4 nếu ngày 14/4 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần theo quy định của công ty.

Ngày 14/4 năm 2024 rơi vào Chủ nhật, do đó, người lao động được nghỉ làm vào ngày 14/4 năm nay nếu có ngày nghỉ hằng tuần vào Chủ nhật.

Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Theo đó, nếu ngày 14 tháng 4 không rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động vẫn có thể chủ động xin nghỉ làm theo diện phép năm.

Ngoài ra, Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Theo đó, vào ngày 14/4, người lao động có thể chủ động xin nghỉ làm theo diện nghỉ việc riêng nếu ngày 14/4 trùng với các trường hợp được nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không lương vào ngày 14/4.

Như vậy, người lao động được nghỉ làm vào ngày 14/4 trong các trường hợp:

- Ngày 14/4 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần theo quy định của công ty;

- Xin nghỉ làm theo diện phép năm;

- Xin nghỉ làm theo diện nghỉ việc riêng nếu ngày 14/4 trùng với các trường hợp được nghỉ việc riêng;

- Nghỉ không lương vào ngày 14/4.

Ngày lễ Valentine
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
14 tháng 3 là ngày Valentine gì? Người lao động có được thưởng vào ngày này không?
Lao động tiền lương
14 tháng 2 là ngày gì? Tháng 2 có ngày lễ nào mà người lao động được nghỉ không?
Lao động tiền lương
14/2 năm 2024 là bao nhiêu âm? Người lao động có được nghỉ ngày này không?
Lao động tiền lương
14 tháng 4 là ngày gì? Có được nghỉ làm vào ngày 14 tháng 4 không?
Lao động tiền lương
Valentine đen 2024 là ngày nào? Có thể được nghỉ làm vào ngày Valentine đen trong những trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Ngày Valentine trắng là ngày gì? Người lao động được nghỉ vào ngày Valentine trắng không?
Lao động tiền lương
Một năm có mấy ngày Valentine? Người lao động được thưởng bao nhiêu tiền vào những ngày này?
Lao động tiền lương
Ngày 14 tháng 3 là ngày gì? Tháng 3 năm 2024 người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương những ngày lễ nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ngày lễ Valentine
6,351 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày lễ Valentine

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày lễ Valentine

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào