03 lần tăng lương hưu cho 07 đối tượng đã nghỉ hưu nếu có mức lương hưu như thế nào?
Lộ trình tăng lương hưu 03 lần như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 75/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thời điểm và mức điều chỉnh
1. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2024 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, sau khi điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này, có mức hưởng thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau: Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng; tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.
3. Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định tại Điều này là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo.
Và căn cứ theo Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 01/7/2025) quy định như sau:
Điều chỉnh lương hưu
1. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
3. Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.
Theo đó, lộ trình tăng lương hưu 03 lần như sau:
- Lần 1: Tăng 15%.
- Lần 2: Tăng lương hưu lên 3.500.000 đồng/tháng hoặc tăng thêm 300.000 đồng (áp dụng cho người lao động nghỉ hưu trước năm 1995 quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP)
Trường hợp này chỉ áp dụng khi đã được tăng lương hưu 15% nhưng vẫn có mức lương hưu dưới 3.500.000 đồng/tháng, cụ thể:
+ Tăng lên 3.500.000 đồng/tháng: đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.
+ Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng: đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng.
- Lần 3: Tăng lương hưu để thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ (áp dụng từ 1/7/2025).
Tin tức về lương hưu:
>>> Lương hưu tháng 9 năm 2024 là bao nhiêu?
>>> Lãnh lương hưu tháng 9 năm 2024 ở đâu?
>>> Nhận lương hưu tháng 9 2024 qua tài khoản vào ngày nào?
>>> BHXH TP.HCM chi trả lương hưu tháng 9 2024 vào ngày nào?
Tin tức về tiền lương:
>>> Chính xác tiền đề cốt lõi để thực hiện chính sách tiền lương mới là gì?
03 lần tăng lương hưu cho 07 đối tượng đã nghỉ hưu nếu có mức lương hưu như thế nào? (Hình từ Internet)
03 lần tăng lương hưu cho 07 đối tượng đã nghỉ hưu nếu có mức lương hưu như thế nào?
Theo lộ trình tăng lương hưu thì chỉ có những người nghỉ hưu trước năm 1995 quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP và có mức lương hưu thấp mới được tăng lương hưu 3 lần.
Tuy nhiên, 07 đối tượng trên không có quy định yêu cầu về mức lương cụ thể như thế nào để được tăng lương hưu 03 lần, luật chỉ quy định phải có mức lương hưu thấp. Nhưng có thể thấy khi tăng lương hưu lần 2 cho 07 đối tượng này thì những người này chỉ có mức hưởng tối đa là 3,5 triệu đồng.
Như vậy, 03 lần tăng lương hưu cho 07 đối tượng đã nghỉ hưu nếu có mức lương tối đa là 3,5 triệu đồng.
NLĐ làm việc trong điều kiện lao động bình thường được hưởng lương hưu đóng BHXH bắt buộc bao nhiêu năm?
Căn cứ theo Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.
4. Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, người lao động làm việc trong điều kiện lao động được hưởng lương hưu khi có thời gian đóng BHXH bắt buộc như sau:
- Đóng đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
- Trường hợp lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc đáp ứng đóng từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?