Em có đọc đm 957 nói về chi phí tư vấn XD. Trong đm có nói về hệ số % của các loại công trình tùy theo giá trị, nhưng cuối bảng đm ấy lại có thêm câu mức tối thiểu không nhỏ hơn 10 triệu đối với đm lập BCKTKT. Vậy mình nên áp dụng theo cái nào cho đúng. Lâu nay e toàn tính lấy theo hệ số %, vậy đúng hay sai. Xin cảm ơn, mong hồi âm
Chúng tôi là hộ dân đang sinh sống tại thôn Ninh Yển, xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa. chúng tôi có thắc mắc về việc đền bù giải tỏa tại thôn Ninh Yển, tại thời điểm hiện nay sẽ áp dụng mức giá đề bù theo thông tư hay nghị định nào củ chính phủ, hoặc thông báo nào của cơ quan quản lý cấp tỉnh?
Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông Theo tôi được biết tại Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT/BXD-BTTTT đã quy định Trạm BTS loại 2: Là cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động và thiết bị phụ trợ được lắp đặt trên các công trình đã được xây dựng. Như vậy thì khi doanh nghiệp A dùng chung cột BTS với doanh nghiệp B còn phần nhà trạm thì dùng riêng thì trạm của doanh nghiệp A có được coi là trạm loại 2 không ? rât mong sớm nhận được sự quan tâm giải đáp của Bộ Thông tin và Truyền thông. Xin trân trọng cảm ơn!
Độc giả: Nguyễn Khánh Phương - TP Yên Bái
phuon****@gmai.com
Kính chào Thứ trưởng Trần Đức Lai 1/ Xin Thứ Trưởng cho biết việc quản lý các trạm BTS ở các địa phương trên cả nước được quản lý theo TTLT 01 và 12 về quản lý phát triển trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng BTS ở các địa phương hiện nay như thế nào? 2/ Bộ TTTT đã có Thông tư hay văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng chung trạm BTS chưa? Nếu có thì ở văn bản nào? tránh gây lãng phí việc đầu tư xây dựng nhà trạm và làm mất mỹ quan đô thị? 3/ Hiện nay theo tôi được biết tất cả thủ tục cấp phép về lĩnh vực BCVT, CNTT đều thông qua các cơ quan trực thuộc Bộ. Vậy Bộ có chủ trương chuyển những loại giấy phép nào về các sở địa phương cấp? quy định các loại phí và lệ phí mà tổ chức, cá nhân phải nộp? tránh việc mất thời gian đi lại của doanh nghiệp thực hiện theo chủ trương CCHC của Chính phủ. Xin chúc Thứ trưởng và gia đình sức khỏe, hạnh phúc. Cảm ơn Thứ trưởng! Chào trân trọng
Độc giả: lương công đức - sở bcvt Phú Yên
congduc****@yahoo.co.uk
Tôi có một căn nhà (đã có sổ đỏ) cấp năm 2004 (tôi nhờ dịch vụ bên ngoài làm giúp), nhưng tại thời điểm đó tôi không để ý bản vẽ trong sổ đỏ như thế nào. Đến hiện nay tôi mới phát hiện ra đơn vị vẽ sơ đồ nhà cho chúng tôi đã vẽ sai so với thực tế. Vậy tôi phải liên hệ với cơ quan nào để chỉnh sửa và cần làm những thủ tục, giấy tờ nào (hiện trạng nhà đến hiện nay vẫn chưa có thay đổi so với lúc mới mua nhà). Cám ơn Ban biên tập!
Tôi muốn hỏi làm giấy tờ thủ tục hoàn công cho nhà đã xây xong năm 2006 cần những loại giấy tờ cụ thể nào?
Lúc xây xong năm 2006, tôi có nhờ Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Thuận Phát vẽ bản vẽ xin giấy phép hoàn công, đến nay bản vẽ đó có còn giá trị sử dụng không? Tôi cần đến đâu, gặp ai để được hướng dẫn chi tiết và cụ thể cách làm những loại giấy tờ này ?
Xin cảm ơn Luật sư !
Em xin chào anh chị bên sở xây dựng: Anh chi có thể cho em biết có quyết định nào của bộ xây dựng hoặc Bộ Nông nghiệp PTNT ban hành về việc Áp dụng định mức ván khuôn tường kênh hộp chữ nhật không ạ. Và có thể áp dụng mã hiệu AF.82111 để tính không ạ
Tôi đang thắc mắc giữa Định mức 1776/2007-BXD và Định mức vật tư 1784/2007-BXD. Phạm vi áp dụng của từng loại định mức là như thế nào? Xin chân thành cảm ơn Quý Sở!
CafeLand vui lòng cho hỏi: Tôi dự định mua 1 căn nhà, nhà được xây dựng năm 2008, nhưng chưa làm thủ tục hoàn công, vì lúc xây nhà là người cháu chủ nhà đứng tên xin giấp phép xây dựng sau đó là người cậu đứng tên chủ quyền nhà.
Vậy nếu tôi tự làm thủ tục thì có được không? và các bước như thế nào, chi phí khoảng bao nhiêu? có đơn vị nào có thể làm giúp những vấn đề trên không? Cám ơn !
Hiện nay nhà thầu đã dùng máy tính trên công trường để lập biên bản nghiệm thu cho rõ ràng sạch sẽ. Cho nên chúng tôi xin hỏi nếu nhà thầu dùng luôn máy tính để đánh nhật ký thi công hàng ngày thì có được không? Nếu được thì phải đánh theo mẫu nào?
Nhà của tôi được xây dựng trước đây có diện tích là 33,6m2 và năm 2009 có sửa lại và có diện tích là 46,8m2.
Từ khi diện tích được mở rộng chúng tôi không làm giấy hoàn công. Bây giờ tôi có nhu cầu bán nhà và bên người mua đòi phải có giấy hoàn công. Tôi không hiểu giấy hoàn công là như thế nào? Thủ tục ra sao? Chi phí bao nhiêu?
Hiện tại nhà tôi đang ở quận 12, TP.HCM và không thuộc diện quy hoạch.
Mong quy cơ quan giúp đỡ tôi.
Xin hỏi là em dự định là làm những ngôi nhà này trong vùng đảo Nhơn Lý hoặc Hòn Khô thì không biết là cần những thủ tục gì? Xin phép thế nào và có cần phải là công ty mới được quyền làm. Vì em xây dựng trên cạn rồi duy chuyển ra gần bờ... Có thể xem hình giúp.. Vì em nghĩ mình phải làm du lịch ở Quy Nhơn nỗi tiếng. Và xin cho hỏi thêm là nếu muốn tìm đầu tư, để giúp em trong việc xây dựng nhà loại này thì không biết là em liên lạc với ai? cơ quan đầu tư nào của tỉnh. Xin cảm ơn rất nhiều.
Đoàn Ngọc Sáng - doan*****@gmail.com - 21/08/2015
Công ty chúng tôi hiện nay đăng ký địa điểm đặt phòng thí nghiệm tại Hà Nội, tuy nhiên do nhu cầu công việc của phòng thí nghiệm tập trung tất cả tại Hà Tĩnh, nên chúng tôi muốn chuyển địa điểm đặt phòng thí nghiệm vào Hà Tĩnh để thuận lợi cho công tác thí nghiệm. Vậy cho tôi hỏi Quý Bộ:
+ Chúng tôi có thể lầm thủ tục thay đổi địa điểm đặt phòng thí nghiệm từ Hà Nội vào Hà Tĩnh được không?
+ Nếu có, công ty chúng tôi phải làm những thủ tục pháp lý như thế nào để có thể đăng ký địa điểm đặt phòng tại Hà Tĩnh?
Trường tôi đang công tác có nhu cầu đổ bê tông sân trường. Kinh phí dự trù gần 300 triệu đã được Sở tài chính phê duyệt. Xin hỏi, thủ tục để tiến hành sửa chữa như thế nào? và gồm các loại hồ sơ gì? Rất mong được nhận phản hồi sớm từ phía Sở. Xin chân thành cảm ơn
Đơn vị chúng tôi là Ban quản lý dự án do Huyện thành lập; hàng năm được huyện giao quản lý các dự án, thuộc nguồn vốn ngân sách do Huyện làm chủ đầu tư.
Ban quản lý dự án chúng tôi có đủ năng lực tư vấn giám sát thi công xây dựng được quy định như tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng theo quy định tại Điều 51 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP.
Vậy hỏi chúng tôi có được trực tiếp làm tư vấn giám sát thi công xây dựng (Giám sát A) các công trình do huyện làm chủ đầu tư không? Nếu được thì cán bộ trực tiếp giám sát (Giám sát A) có được hưởng chi phí giám sát theo định mức Bộ Xây dựng ban hành không?
Ngày 02/01/2008 chúng tôi có ký hợp đồng giám sát thi công công trình với một đơn vị Chủ đầu tư. Trong hợp đồng ghi giá trị hợp đồng trọn gói 89 triệu đồng, giá trị hợp đồng có thể được điều chỉnh trong trường hợp: Nhà nước thay đổi chính sách và được thanh toán theo quy định. Khi hoàn thành công trình Chủ đầu tư phê duyệt dự toán điều chỉnh với chi phí giám sát là 137 triệu đồng (thời điểm phê duyệt dự toán điều chỉnh là tháng 02 năm 2009). Sau khi phê duyệt dự toán điều chỉnh, chúng tôi làm thanh lý hợp đồng tư vấn giám sát thi công với giá trị 137 triệu đồng nhưng Chủ đầu tư không chấp nhận với lý do: Theo công văn 4991/UBND-ĐTXD ngày 07-10-2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Điều chỉnh giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và hợp đồng XD trong mục 6 phần b ghi là "Trường hợp hợp đồng đã ký áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói thì giữ nguyên theo giá trị hợp đồng đã ký trên cơ sở dự toán được duyệt trước khi điều chỉnh". Nhưng theo thông tư 09/2008/TT-BXD tại mục 1, phần 1.3 ghi “Điều chỉnh hình thức giá hợp đồng đối với các hợp đồng đã lỡ thực hiện hình thức giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định thành giá hợp đồng theo giá điều chỉnh do giá vật liệu xây dựng biến động ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu”. Vậy, chúng tôi muốn hỏi trong trường hợp này Chủ đầu tư áp dụng như vậy có đúng hay không?
Công ty Cổ phần xây dựng Tasco có địa chỉ tại số 20 đường Điện Biên - Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định là nhà thầu chuyên thi công các công trình. Trong quá trình thực hiện chúng tôi gặp trường hợp sau: Hợp đồng ký giữa công ty chúng tôi với Chủ đầu tư từ năm 2002 (Vốn ngân sách Nhà nước), chúng tôi đã thi công các hạng mục công trình hoàn thành theo đúng tiến độ thi công trừ những phần vướng mặt bằng xây dựng. Như vậy cho đến thời điểm hết hạn hợp đồng chúng tôi đã không thể hoàn thành công trình vì vướng mặt bằng. Cho tới nay, Chủ đầu tư mới tiến hành bàn giao tiếp mặt bằng thi công. Do thời gian chờ bàn giao mặt bằng quá lâu, từ năm 2002 đến năm 2010, chế độ chính sách Nhà nước có nhiều thay đổi, giá vật liệu cũng biến động lớn, khối lượng thực tế cũng khác so với thời điểm trúng thầu. Hiện nay, tư vấn thiết kế và Chủ đầu tư đã lập lại dự toán mới, vậy chúng tôi xin hỏi cách làm như thế có đúng không và nếu dự toán mới được phê duyệt, thì giá trị ký hợp đồng bổ sung là giá trị nào?