Rớt nghĩa vụ công an có đi nghĩa vụ quân sự không?
Rớt nghĩa vụ công an có đi nghĩa vụ quân sự không?
Tại Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ quân sự như sau:
Điều 4. Nghĩa vụ quân sự
1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
3. Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
a) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;
b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Tại Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ như sau:
Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
[...]
Như vậy, nghĩa vụ công an và nghĩa vụ quân sự là hai nghĩa vụ khác nhau, có những quy định tuyển chọn, đào tạo và phục vụ riêng biệt. Việc không đủ điều kiện để trở thành công an không có nghĩa là không đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Mặt khác, các trường hợp được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ bao gồm:
- Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;
- Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
- Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
- Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Có thể thấy, theo quy đinh việc rớt nghĩa vụ công an không nằm trong các trường hợp được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trên và trường hợp được tạm hoãn, miễn đi nghĩa vụ quân sự.
Do đó, nếu rớt nghĩa vụ công an và vẫn còn trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định thì công dân vẫn có thể được gọi đi nghĩa vụ quân sự.
Rớt nghĩa vụ công an có đi nghĩa vụ quân sự không? (Hình từ Internet)
Nữ bao nhiêu tuổi được đi nghĩa vụ quân sự 2025?
Tại Tiểu mục e Mục 3 Hướng dẫn 4705/HD-BQP năm 2024 có hướng dẫn như sau:
3. Đối với các đơn vị nhận quân
[...]
e) Về tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025
Ngoài điều kiện, tiêu chuẩn chung như đối với tuyển chọn và gọi công dân nam nhập ngũ, đối với công dân nữ phải có đơn tình nguyện vào phục vụ trong Quân đội, được đại diện gia đình và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú xác nhận và đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể sau:
- Về tuổi đời: Từ đủ 18 đến hết 25 tuổi; công dân đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại học thì độ tuổi đến hết 27 tuổi; chưa lập gia đình, chưa có con.
- Sức khỏe: Đủ tiêu chuẩn sức khỏe loại 1, loại 2 theo quy định tại Thông tư số 105/2023/TT-BQP ; riêng chiều cao lấy từ 1,60m trở lên, ngoại hình cân đối, quân dung tươi tỉnh.
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Đã tốt nghiệp đào tạo trung cấp trở lên; ưu tiên những công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng có ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng của Quân đội. Trường hợp có năng khiếu thực hiện theo quy định riêng của Bộ Quốc phòng.
Các đơn vị được giao chỉ tiêu tuyển nhận công dân nữ nhập ngũ, chủ động hiệp đồng với các địa phương để tuyển chọn bảo đảm đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định; được tuyển tại các địa phương trên toàn quốc (tuyển lẻ) và được tính vào chỉ tiêu tuyển quân năm 2025 của địa phương, đơn vị; sau khi tuyển nhận, phối hợp và bàn giao cho Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (đối với các đơn vị phía Bắc), Bộ Tư lệnh Quân khu 7 (đối với các đơn vị phía Nam) để huấn luyện, bảo đảm đủ thủ tục hồ sơ, đúng thời gian, an toàn tuyệt đối và thực hiện quản lý quân số theo đúng quy định.
Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ được giao chỉ tiêu tuyển nhận công dân nữ chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền phối hợp chặt chẽ với địa phương tổ chức tuyển chọn công dân nữ nhập ngũ đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về chất lượng công dân nữ nhập ngũ của đơn vị.
[...]
Như vậy, nữ từ đủ 18 đến hết 25 tuổi; công dân đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại học thì độ tuổi đến hết 27 tuổi; chưa lập gia đình, chưa có con được đi nghĩa vụ quân sự 2025 nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn và có đơn tình nguyện vào phục vụ trong Quân đội, được đại diện gia đình và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú xác nhận.
Ai có quyền ra lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Tại Điều 4 Nghị định 13/2016/NĐ-CP có quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu như sau:
Điều 4. Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu
1. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) ký Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự, Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự và giao cho Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là Ban Chỉ huy quân sự cấp xã) thực hiện.
[...]
Như vậy, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện là người có thẩm quyền ký lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?