Quy định về quản lý, sử dụng các trạm BTS ở các địa phương
Để đẩy mạnh phát triển mạng viễn thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện cải cách thủ tục hành chính đối với việc cấp giấy phép xây dựng trạm thu, phát sóng thông tin di động (BTS) mà vẫn đảm bảo không trái với Luật Xây dựng, Liên Bộ Xây dựng - Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT/BXD-BTTTT ngày 11/12/2007 hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động ở các đô thị.
Theo đó:
+ Các trạm BTS được xây dựng trực tiếp trên đất (BTS loại 1), việc cấp giấy phép xây dựng thực hiệntheo hướng dẫn của Thông tư số 02/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng và theo khoản 2, mục I của Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT/BXD-BTTTT.
+ Các trạm BTS được lắp đặt trên các công trình xây dựng sẵn có (BTS loại 2) nếu thuộc Khu vực phải xin phép xây dựng thì cần có Giấy phép xây dựng. Khu vực phải xin phép xây dựng ở các đô thị bao gồm:
++./ Khu vực sân bay, khu vực an ninh quốc phòng
++./ Khu vực trung tâm văn hoá, chính trị cần phải quản lý về kiến trúc, cảnh quan đô thị.
++./ Các khu vực khác cần phải quản lý về kiến trúc, cảnh quan đô thị.
+ Các trạm BTS loại 2 nằm ngoài Khu vực phải xin phép xây dựng thì được miễn Giấy phép xây dựng nhưng phải đảm bảo các điều kiện nêu tại Thông tư liên tịch 12 nêu trên.
1.2. Theo Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông và Nghị định 160/2004/NĐ-CP, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Việc sử dụng chung các trạm phát sóng sẽ tránh lãng phí nhưng việc sử dụng chung này cũng phải phù hợp với qui hoạch, thiết kế mạng của từng doanh nghiệp chứ không đơn thuần là việc lắp đặt các ăn ten trên cùng 1 cột. Ví dụ, cùng 1 cột, nhà khai thác A xây dựng và đã sử dụng vị trí về độ cao và hướng này rồi thì các nhà khai thác khác muốn dùng cùng độ cao và hướng đó sẽ không thể lắp đặt ăn ten vào đấy được nữa. Sắp tới nội dung này sẽ được qui định chi tiết hơn trong Luật Viễn thông.
Triển khai Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT/BXD-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số 243/BTTTT-KHTC hướng dẫn các Sở BCVT cần cụ thể hóa các tiêu chí nhằm xác định phạm vi và công bố Khu vực phải xin phép xây dựng tùy theo tình hình quy hoạch xây dựng đô thị tại địa phương.
1.3./ Cũng theo Thông tư liên tịch số 12/TTLT/BXD-BTTTT và văn bản số 243/BTTTT-KHTC hướng dẫn trên, Sở BCVT cần nắm bắt, yêu cầu các doanh nghiệp đề xuất kế hoạch và báo cáo dự kiến vị trí xây dựng các trạm BTS loại 2 ở đô thị và trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành trên địa bàn để thống nhất với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan của địa phương để khoanh vùng, xác định phạm vi cần xin phép xây dựng. Đặc thù của viễn thông hoàn toàn khác với các lĩnh vực dịch vụ khác, một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ mang tính toàn quốc, không thể có mạng công cộng chỉ cung cấp dịch vụ cho 1 tỉnh vì khả năng truy cập của bất kỳ 1 thuê bao nào trên toàn quốc (điện thoại, Internet) đến mạng, do vậy để thống nhất quản lý, tránh chồng chéo, đầu tư lãng phí thì việc quản lý việc cấp phép cần phải tập trung, đây cũng là thông lệ quốc tế. Tại Việt Nam việc này đã được qui định tại Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông và Nghị định 160/2004/ND-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?
- Cử nhân luật có thể trở thành Cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh giải quyết tai nạn giao thông không?
- Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân năm 2025?