Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề muốn hỏi như sau: hiện nay tôi đang lập dự toán xây dựng công trình. Trong các nội dung liên quan đến dự toán xây dựng công trình có các quy định về giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình, tuy nhiên tôi không rõ lắm về nội dung này. Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi và văn bản cụ thể nào quy định ạ. Xin cám ơn!
Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Ngọc Giao. Em đang có một vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Vừa rồi, em có nghe tin xã em sẽ tiến hành cho xây dựng, cải tạo công trình điện lực và các công trình khác có liên quan. Em rất thắc mắc trách nhiệm phối hợp thực hiện khi xây dựng, cải tạo, kết thúc sử dụng công trình điện lực và các công trình khác sẽ thuộc về ai? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Em rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.
Ông A có xây nhà và hoàn thành năm 2007 nhưng chưa hoàn công. Nhà trong khu dân cư xây theo kiểu mẫu bản vẽ tổng thể gồm 1 trệt 2 lầu và thêm 1 chuồng cu phía trên nhưng theo hiện trạng thì nhà xây 1 trệt, 3 lầu và không có chuồng cu. Năm 2015, ông A có bán cho ông tôi. Cho tôi hỏi, theo luật pháp thì ông tôi chỉ mua đất hay cả nhà và đất? Hiện nay ông tôi đã ra nước ngoài, tôi xin hoàn công thì có được không? Tính thời gian hoàn công là thời gian năm 2007 hay 2015? Nếu được hoàn công thi sẽ bị xử phạt ra sao? Mong luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn.
Điều kiện cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là gì? Năm 2008 tôi được Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, kĩ sư thiết kế công trình đường bộ. Hiện nay chứng chỉ hành nghề của tôi đã hết hạn và tôi đang hoạt động xây dựng tại Ninh Thuận. Vậy tôi có thể xin cấp đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại tỉnh Ninh Thuận được không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Chân thành cảm ơn!
Xin chào Biên ban tập Thư Ký Luật. Tôi đang có một vấn đề thắc mắc mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập như sau: tôi vừa đọc một bài báo trên đó có thông tin về hệ thống điện quốc gia. Tuy nhiên, tôi lại không hiểu rõ lắm về khái niệm "hệ thống điện quốc gia" là gì? Và có văn bản nào quy định cụ thể về vấn đề này hay không? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.
Kính chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện nay, tôi đang có một vấn đề thắc mắc cần được Ban biên tập tư vấn. Vấn đề của tôi như sau: gần đây, ở xã tôi đang dự định triển khai một dự án quy hoạch xây dựng hệ thống đường dây tải điện cho xã. Công trình này có sử dụng đến phần đất của một số hộ dân và cả phần diện tích đất đường. Tôi rất thắc mắc quy định về sử dụng đất cho các công trình điện lực như thế nào? Và văn bản nào đang quy định về vấn đề này. Rất mong sớm nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân tàhnh cảm ơn.
Tại mẫu HSMT DVTV theo thông tư số: 01/2015/TT-BKHĐT ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Bộ KH & ĐT có mẫu số 12B: BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ THÙ LAO CHO CHUYÊN GIA. Hiện tại, em không hiểu rõ về mẫu này. Kính mong trả lời giúp em các câu hỏi như sau: Tại cột số 4: Chi phí xã hội: được tính bằng bao nhiêu % của lương cơ bản? Các tài liệu chứng minh kèm theo là gì?. Tại cột số 5: Chi phí quản lý: được tính bằng bao nhiêu % của lương cơ bản? Có tính theo Quyết định 957/QĐ-BXD 45% - 55%Ccg được hay không? Có Văn bản nào quy định lấy bao nhiêu % lương cơ bản hay không? Các tài liệu chứng minh kèm theo là gì? Cột 6 Lợi nhuận được tính như thế nào? Xin chân thành cảm ơn
Cho em hỏi, tư vấn giám sát có cần viết nhật ký giám sát ko, khi nhà thầu thi công đã viết rồi, mà trong nghi dịnh 46/2015 ko nói đến viết nhật ký giám sát, vậy tại sao nghị dịnh 121/2013 lại phạt tiền la sao ạ?
Công ty em đã thực hiện bàn giao tim mốc đưa ra ngoài thực địa từ năm 2009 cho Chủ đầu tư rồi. Nay dự án mới triển khai được. Chủ đầu tư yêu cầu cty em khôi phục lại tim mốc đã bàn giao. Vậy Cho em hỏi cách tính chi phí khôi phục lại tim mốc đã bàn giao như thế nào Anh? và có văn bản nào hướng dẫn điều này không?
Theo khoản 2, điều 1, chương 1, Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiêm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua KBNN, đối tượng áp dụng với Thông tư này là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (gọi chung là đơn vị sử dụng ngân sách); Kho bạc Nhà nước, cơ quan tài chính các cấp. Vì vậy, nguyên tắc kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước đều được quy định thống nhất tại điều 2, chương 1 của Thông tư này. Theo đó, đối với các khoản chi theo hình thức rút dự toán tại KBNN, hồ sơ kiểm soát chi ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 7, chương 2 của Thông tư này. Như vậy, chiếu theo các quy định nêu tại Điều7, chương 2 của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính thì không quy định nào yêu cầu phải có Quyết định xuất ngân sách.
Trong quyết định 7414/QĐ-UBND có nêu: "giá nhân công trên không bao gồm các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải nộp cho Nhà nước theo các quy định". Vậy cho tôi hỏi, khi tính đơn giá nhân công theo quyết định trên có phải tính thêm khoản bảo hiểm không?
Người hỏi: Bùi Ngọc Hưng ( 10:19 23/02/2016)
Không biết cơ quan chuyên môn của Thành phố Hà Nội có biết điều vô lý của nội dung nêu tại điểm d Quyết định 96/2014 của UBND thành phố Hà Nội là: Đối với các thửa đất ở đô thị của chủ sử dụng đất tại vị trí 2, vị trí 3, vị trí 4 của Bảng số 5, 6 và vị trí 2, vị trí 3 của Bảng số 7, 8 thuộc các khu dân cư cũ, không nằm trong khu đô thị mới, khu đấu giá, khu tái định cư, không nằm trong cụm công nghiệp, khu công nghiệp, cách hè đường, phố (theo chiều sâu của ngõ) trên 1000 m lại áp dụng bảng giá đất khu dân cư nông thôn quy định tại Bảng số 9.
Người hỏi: Công Dân ( 16:03 26/12/2015)
Theo khoản 9, khoản 10, Điều 13 chương II Nghị định 121/2013/NĐ-CP: Nếu công trình nhà ở riêng lẻ (xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo); xây dựng không phép trên đất ở hoặc đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch đất ở; xây dựng sai quy hoạch xây dựng khi áp dụng xử phạt theo quy định tại khoản 3, khoản 5, khoản 6 và điểm b khoản 7 điều 13 chương II nghị định 121/2013/NĐ-CP và áp dụng buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép. Do đó sẽ gặp một số vướng mắc sau:
1. Các trường hợp không phù hợp với quy định quản lý quy hoạch kiến trúc hoặc sai quy hoạch xây dựng có bị cưỡng chế tháo dỡ theo NĐ 180/2007/NĐ-CP không?
2. Căn cứ, cơ sở nào để xác định số lợi bất hợp pháp theo giá trị theo giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế, sai quy hoạch, sai thiết kế đô thị được duyệt? Đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm xác định giá trị số lợi bất hợp pháp theo quy định tại Nghị định này?
3. Việc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có ban hành đồng thời kèm theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không?
Đánh giá cột nguy hiểm theo TCVN 9381-2012
7/21/15 7:00 AM
Câu hỏi của bạn Thái Anh Hùng tại hòm thư thaianhhungtvqt@gmail.com hỏi :
Theo TCVN 9381:2012 hướng dẫn đáng giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà.
5.2.5.4 Cấu kiện kết cấu bê tông cốt thép được đánh giá là nguy hiểm khi có một trong những hiện tượng sau:
- Cột, tường bị nghiêng, chuyển vị ngang và độ nghiêng vượt quá 1% độ cao, chuyển vị ngang vượt quá h/500;
- Cột, tường biến dạng theo phương ngang lớn hơn h/250, hoặc lớn hơn 30 mm;
Vậy cho tôi hỏi: Chuyển vị ngang có phải là chuyển vị của cột trong MP uốn chính và biến dạng theo phương ngang có phải là chuyển vị của cột trong MP còn lại không? Lấy ví dụ: cột cao 5m, chuyển vị theo phương X (phương uốn chính) là 15mm, theo phương Y là 15mm. Vậy đánh giá cột nguy hiểm hay không?
Vấn đề áp dụng QCVN 09:2013/BXD vào thời điểm này ra sao: Hồ sơ Thiết kế kỹ thuật tòa nhà chung cư (có diện tích >2.500m2) được thẩm định và phê duyệt từ tháng 02/2013 thì đến tháng 7/2013 được UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh lại quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư và thời gian thực hiện; đến thời điểm hiện tại (05/2014) chúng tôi nhận được hồ sơ trình thẩm định điều chỉnh Thiết kế kỹ thuật và thẩm định Thiết kế Bản vẽ thi công để triển khai thi công. Nhưng trong quá trình thẩm định chúng tôi đang không biết áp dụng theo QCVN 09:2013 như thế nào? Quý Bộ cho tôi hỏi trường hợp thẩm định như của chúng tôi có cần áp dụng QCVN 09:2013 không? Nếu có thì phải làm như thế nào, áp dụng theo điều khoản nào?
Hiện nay, để kiểm tra chuyển vị ngang đỉnh nhà cao tầng, có thể căn cứ 2 tiêu chuẩn VN như sau:
- TCXD 198:1997 Nhà cao tầng - Thiết kế kết cấu BTCT toàn khối: áp dụng cho nhà cao ≤ 75m, nếu kết cấu khung - vách thì f/H ≤ 1/750 (mục 2.6.3);
- TCXDVN 356:2005 Kết cấu bê tông và BTCT - Tiêu chuẩn thiết kế: fu ≤ h/500 cho mọi trường hợp (Bảng C4 - Phụ lục C).
Xin hỏi BXD như sau:
1. Nhà cao tầng có chiều cao > 75m có áp dụng TCXD 198:1997 được không, nếu không thì áp dụng TC nào?
2. Có thể áp dụng TCXDVN 356:2005 (fu ≤ h/500) cho tất cả các chiều cao nhà cao tầng được không, vì nếu kiểm tra f/H ≤ 1/750 hoặc f/H ≤ 1/1000 như tại TCXD 198:1997 thì kết cấu sẽ lớn gây lãng phí, trong khi các tiêu chuẩn phổ biến của nước ngoài đều áp dụng f/H ≤ 1/500?
Theo quy định tại điểm 4.11 TCVN 297:2003 ''Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng - Tiêu chuẩn công nhận'' thì Trưởng, phó phòng thí nghiệm, phải có trình độ đại học chuyên ngành xây dựng và được đào tạo về quản lý phòng thí nghiệm do các cơ quan có chức năng tổ chức, vậy xin hỏi Quý Bộ:
1. Tôi là kỹ sư địa kỹ thuật, đã học lớp trưởng phòng quản lý thí nghiệm và đã có Chứng chỉ đào tạo quản lý cho cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm vậy có thể làm Trưởng phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng để thực hiện các lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành xây dựng bao gồm: thí nghiệm đất xây dựng, thí nghiệm nước dùng trong xây dựng; thí nghiệm vật liệu xây dựng, thí nghiệm cấu kiện, sản phẩm xây dựng; thí nghiệm kết cấu công trình xây dựng và các lĩnh vực thí nghiệm khác hay chỉ được làm Trưởng phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng cơ học đất đá?
2. Kỹ sư địa kỹ thuật và kỹ sư địa chất công trình có được coi là nguời có trình độ đại học chuyên ngành xây dựng không?