Vướng mắc trong việc triển khai Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013.

Theo khoản 9, khoản 10, Điều 13 chương II Nghị định 121/2013/NĐ-CP: Nếu công trình nhà ở riêng lẻ (xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo); xây dựng không phép trên đất ở hoặc đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch đất ở; xây dựng sai quy hoạch xây dựng khi áp dụng xử phạt theo quy định tại khoản 3, khoản 5, khoản 6 và điểm b khoản 7 điều 13 chương II nghị định 121/2013/NĐ-CP và áp dụng buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép. Do đó sẽ gặp một số vướng mắc sau: 1. Các trường hợp không phù hợp với quy định quản lý quy hoạch kiến trúc hoặc sai quy hoạch xây dựng có bị cưỡng chế tháo dỡ theo NĐ 180/2007/NĐ-CP không? 2. Căn cứ, cơ sở nào để xác định số lợi bất hợp pháp theo giá trị theo giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế, sai quy hoạch, sai thiết kế đô thị được duyệt? Đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm xác định giá trị số lợi bất hợp pháp theo quy định tại Nghị định này? 3. Việc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có ban hành đồng thời kèm theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không?

1. Theo quy định tại Khoản 9, Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP: “Hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Điểm b Khoản 7 Điều này mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không cỏ tranh chấp, xây dựng trên đẩt thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng”.

Khoản 10, Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP: “Hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này mà không thuộc trường hợp xử lý theo quy định tại Khoản 9 Điều này thì bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP".

2. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 Thông tư số 02/2014/TT-BXD ngày 12/02/2014: “ Đối với công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc công trình xây dựng khác trừ nhà ở riêng lẻ:

- Trường hợp xây dựng công trình nhằm mục đích kinh doanh được tính bằng số m2 sàn xây dựng vi phạm nhân với giá tiền 1m2 theo hợp đồng đã ký.

- Trường hợp xây dựng công trình không nhằm mục đích kinh doanh được tính bằng số m2 sàn xây dựng vi phạm nhân với giá tiền 1m2 theo dự toán được duyệt.

Đối với nhà ở riêng lẻ được tỉnh bằng số m2 xây dựng vi phạm nhân với giá tiền 1m2 xây dựng tại thời điểm vi phạm cộng với số m2 đất xây dựng vi phạm nhân với giá tiền 1m2 đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hằng năm, trong đó giá trị đất được xác định theo nguyên tắc sau:

- Tầng 1 (hoặc tầng trệt) tính bằng 100% giá tiền 1m2 đất tại vị trí đó nhân với số m2 đất xây dựng vi phạm.

- Từ tầng 2 trở lên tính bằng 50% giá tiền 1m2 đất tại tầng 1 nhân với số m2 đất xây dựng vi phạm”.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 Thông tư 02/2014/TT-BXD: “Người có thấm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác định giả trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được duyệt, sai quy hoạch hoặc sai thiêt kế đô thị được duyệt.”

3. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định 121/2013/NĐ-CP về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính: “Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành kịp thời công minh, triệt để và đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật”.

Mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 02/2014/TT-BXD ngày 12/02/2014.

Việc nộp lại số lợi bất hợp pháp là biện pháp khắc phục hậu quả, được thực hiện bằng Quyết định áp dụng bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả theo Mẫu Quyết định số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2014/TT- BXD.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
372 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào