Ông nội tôi mất từ lâu, mười mấy năm sau bà nội mới xin được đất của nhà nước. Vậy cho tôi hỏi mảnh đất đó có phải tài sản riêng của bà nội không?
Ông nội tôi mất từ lâu, mười mấy năm sau bà nội mới xin được đất của nhà nước. Vậy cho tôi hỏi mảnh đất đó có phải tài sản riêng của bà nội không?
Bố mẹ chồng tôi có một mảnh đất đang ở, bố chồng tôi đã mất năm 2003, mẹ chồng tôi hiện ở một mình. Trước khi lấy bố chồng tôi, mẹ tôi đã có 3 con riêng. Mảnh đất được cấp khi bố mẹ chồng tôi đã kết hôn, các con riêng của bà đã trưởng thành và đi thoát ly. Đất có giấy tờ hợp pháp, đứng tên mẹ tôi. Bố mẹ chồng tôi có 2 con chung là chồng tôi và em trai. Năm 2009 mẹ chồng tôi có bán đi một phần đất, lấy tiền cho chồng tôi và chú em mua sắm. Nay mẹ chồng tôi muốn để lại cho vợ chồng tôi toàn bộ đất và nhà để sau này thờ cúng ông bà. Tôi muốn hỏi: Nếu mẹ chồng tôi viết di chúc để lại toàn bộ nhà và đất cho vợ chồng tôi thì di chúc có cần phải có ý kiến của các con khác của bà không? Nếu bà làm di chúc không có ý kiến của các anh em chồng tôi thì khi bà mất các con khác của bà (đặc biệt là con riêng) có được phản đối và đòi phân chia lại không? Nếu mẹ chồng tôi không lập di chúc thì tài sản kia sẽ được phân chia như thế nào theo đúng pháp luật?
Hai vợ chồng có hai người con trai. Hai vợ chồng cùng bị tai nạn giao thông chết. Trong lúc hấp hối, người chồng đã di chúc miệng để lại toàn bộ tài sản của gia đình cho người con cả trước sự chứng kiến của nhiều người. Sau đó, hai người đại diện trong số những người làm chứng đã ghi chép lại toàn bộ ý nguyện của người chồng, cùng ký tên vào văn bản và đưa đi công chứng. Vậy, di chúc trên có hiệu lực không?
Bà nội tôi nay đã già yếu, không đọc và không ký được nên muốn ủy quyền cho tôi lập di chúc để định đoạt tài sản của bà sau khi chết có được không?
Tôi và vợ tôi là Nguyễn Thị Mai có chung 2 người con trai. Hiện nay, chúng tôi cùng ở với con trai út tại căn nhà chung của vợ chồng tôi tại số 45 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên – Hà Nội. Những năm gần đây, vì tuổi cao, sức yếu nên vợ chồng tôi quyết định lập di chúc để lại căn nhà trên cho các con. Tuy nhiên, vợ tôi lại không biết chữ. Nay, tôi muốn hỏi luật sư, vậy chúng tôi có thể lập di chúc chung cho các con của tôi được không?
Kính thưa Luật sư,tôi xin trình bày vấn đề của tôi như sau : Cha tôi xuất cảnh diện HO năm 1993 cùng vợ và 2 con gái dưới 18 tuổi. Số người còn lại vì lớn tuổi hoặc lập gia đình được Nhà nước cho lưu cư. Nhà phải thuê lại để ở. Riêng em gái tôi tên Nga đã lập gia đình và hai vợ chồng ở riêng, còn tất cả đều ở chung nhà. Để thuận tiện mỗi khi đi làm giấy tờ nên tất cả thành viên đồng ý để cho vợ chồng Duy đứng tên và đồng ký tên ở Phường. Năm 1994 Cha Mẹ tôi có kêu vợ chồng Nga về ở để phụ chị cả tên Vy trong buôn bán tạp hóa. Năm 2006 Nhà nước cho hóa giá căn nhà, chúng tôi đã mua lại (tiền hóa giá hầu hết do anh em nước ngoài đóng góp) và vẫn để vợ chồng Duy đứng tên đại diện. Năm 2006 vợ chồng Duy mua nhà ra riêng và sang tên lại cho chị Vy. Năm sau, vì muô chuẩn bị cho con của Nga du học, có cơ sở chứng minh về nhà cửa, tài chính nên chị Vy đã sang tên phân nửa căn nhà cho Nga (và chỉ có một mình Nga đứng tên, không có chồng trong đó). Cả hai đồng chủ sở hữu chứ không phân định ranh giới căn nhà. Nay chúng tôi có một số vấn đề nhờ Luật sư giúp giải đáp : 1) Hai người đồng chủ sở hữu căn nhà thì một trong hai bên có thể đơn phương cầm cố, thế chấp hoặc bán phần của mình mà không cần đến chữ ký của người kia được không ? 2) Nếu chị Vy chẳng may qua đời mà không để lại di chúc thì phần tài sản của chị sẽ thuộc về người đồng sở hữu hay thuộc về anh em ruột kể cả những người ở nước ngoài. Cần nói them là cha mẹ tôi qua Mỹ nay đã chết hết, và chị Vy thì độc than cho đến giờ. 3) Tương tự, nếu Nga mà qua đời thì tài sản thuộc về đồng sở hữu hay thuộc về chồng con? nếu thuộc về chồng và con thì sự phân chia như thế nào ? 4) Nay Nga muốn làm giấy tồ cho người con duy nhất của mình (nay đã 23 tuổi) thì chồng lại không chịu, lấy lý do đã ở trong căn nhà này từ lâu và có phần xây dựng phía sau (xây dựng năm 2014 và có giấy phép) nên không đồng ý ký tên. Vậy nếu loại bỏ phần xây dựng (bang cách hoàn trả lại tiền xây cất) thì Nga có thể cho phần của mình cho con trai mà không cần đến chữ ký của người cha được không ? Và nếu người chồng vẫn nhất quyết không ký trong mọi trường hợp thì Nga phải làm sao để cho con ? (Xin nói them, lợi nhuận trong việc buôn bán là thuộc về chị Vy và vợ chồng Nga, chứ không hề chia cho anh em hay cung phụng gì cho cha mẹ hết). Chúng tôi mong được sự giúp đỡ trả lời của quý Luật sư. Xin chân thành cám ơn.
Gia đình tôi có 4 người gồm ba tôi, mẹ tôi, tôi và vợ tôi. Ba mẹ tôi cùng lập nghiệp tạo dựng nhà cửa và tài sản, tuy nhiên cách đây hơn 3 năm ba tôi mất để lại căn nhà cho mẹ tôi và vợ chồng tôi ở (không có di chúc). Gần đây không biết mẹ tôi vì lý do gì hay nghe ai tác động âm thầm lập di chúc bán căn nhà mà chúng tôi đang ở, phần tài sản bán này được chia cho tôi 1 phần và tự lo tìm nhà khác ở; phần còn lại cho từ thiện và mẹ tôi sẽ tự tìm nơi khác ở. Việc mẹ tôi làm như vậy không được sự đồng tình, ủng hộ từ các người thân, bà con, dòng họ do sự bất hợp lý này. Xin hỏi luật sư việc mẹ tôi tự ý làm di chúc bán căn nhà mà tất cả thành viên gia đình đang ở khi không có sự đồng ý của con cái và dòng họ như vậy có hiệu lực và hợp pháp không?
Kính thưa luật sư, Tôi có 02 câu hỏi liên quan đến vấn đề xác định tài sản riêng khi ly hôn và thủ tục phân chia tài sản khi không lập di chúc. Xin nhờ luật sư tư vấn giúp. 1. Dì tôi có một khu đất được làm sổ đỏ vào khoảng năm 1996. Trước thời điểm đó, khu đất này do bà ngoại tôi sử dụng và đóng thuế (nhưng được biết vào thời điểm đó bà tôi chưa được làm sổ đỏ). Đến khoảng năm 1996 bà tôi cho riêng dì tôi mảnh đất trên (không làm giấy cho tặng nhưng tất cả mọi thành viên trong dòng họ tôi đều biết điều này) và dì tôi thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất và được cấp sổ từ đó đến nay. Dì tôi kết hôn với dượng tôi trước thời điểm dì được cho mảnh dất trên. Hiện tại, dì dượng tôi đang định ly hôn nhưng dì tôi rất lo lắng vì không biết làm sao để chứng minh mảnh dất trên là do bà ngoại cho riêng dì. Tôi xin hỏi luật sư trong tường hợp này thì có cách nào giúp dì tôi chứng minh mảnh đất trên là tài sản riêng hay không, có thể nhờ bà con họ hàng là người làm chứng được không? 2. Ngoại tôi mất nhưng không để lại di chúc, hiện tại ngoại còn đang đứng tên trên sổ đỏ một mảnh đất. Dì út tôi sống với ngoại tôi và chăm sóc bà cho đến khi bà qua đời. Khi ngoại còn sống, ngoại có bảo với các người con của mình là mảnh đất này ngoại cho dì út nhưng chưa làm giấy cho tặng. Sau khi ngoại mất, con của cậu tôi (cậu tôi đã qua đời) muốn chia đều phần đất này cho họ (nhưng chưa chính thức yêu cầu chia tài sản) và các con của ngoại. Nhưng các dì và mẹ tôi không đồng ý vì cho rằng mảnh đất này ngoại đã cho dì út tôi nên không chia cho ai hết. Xin hỏi luật sư, trong tình huống này, gia đình dì út tôi phải làm gì để có lợi cho mình nhất. Liệu dì tôi có thể được hưởng mảnh đất trên mà không cần chia cho các con của cậu tôi hay không. Trong trường hợp phải chia đều mảnh đất trên, mẹ tôi và các dì khác của tôi mong muốn được từ bỏ quyền thừa kế của mình cho dì tôi thì giấy từ bỏ quyền thừa kế này có giá trị trong bao lâu vì hiện tai các con của cậu tôi vẫn chưa chính thức yêu cầu chia tài sản và các dì của tôi cũng chưa muốn. Giấy từ bỏ quyền thừa kế này có thể lập trước khi tiến hành phân chia tài sản được không? Xin chân thành cám ơn luật sư rất nhiều.
Chồng tôi đã lấy vợ khác và vắng mặt khỏi địa phương nhiều năm nay. Tôi muốn lập di chúc để lại tài sản cho 3 người con gái và một người con trai thì tôi phải làm như thế nào. Tôi có thể viết di chúc ở nhà và có 2 người làm chứng không?
Vợ chồng tôi mua một ngôi nhà và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Sau đó ít lâu, chồng tôi qua đời không để lại di chúc. Tôi tiếp tục ở tại ngôi nhà đó. Ba người con của chúng tôi sống tại nhà riêng. Nay tôi muốn lập di chúc cho một người con của chúng tôi thừa kế ngôi nhà này có được không? Di chúc có cần các con tôi thỏa thuận đồng ý hay cơ quan nhà nước xác nhận không?
Tôi lập di chúc tặng cho nhà cho các con thì có cần các con tôi đi theo làm thủ tục ký tên ở tổ chức hành nghề công chứng hay không? Tôi già rồi thì có miễn lệ phí công chứng khi làm di chúc?