Lập di chúc không công chứng, chứng thực có hợp pháp không?

Tôi năm nay 76 tuổi, sức khỏe vẫn bình thường muốn lập di chúc để lại tài sản riêng của mình cho các con tôi. Tôi nghe nói việc lập di chúc phải thực hiện việc công chứng, chứng thực hoặc phải có người làm chứng mới hợp pháp, vậy có đúng không? Di chúc của tôi lập không có người làm chứng, không được công chứng, chứng thực thì có giá trị để các con tôi nhận thừa kế hay không? (Hồ Trọng Lâm, Quãng Ngãi)

Trả lời: Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì ông có thể lựa chọn một trong các hình thức lập di chúc sau: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc có công chứng hoặc chứng thực. Cả ba loại di chúc này đều có giá trị pháp lý như nhau, tuy nhiên đối với từng trường hợp thì phải tuân thủ các quy định cụ thể thì di chúc mới được xem là hợp pháp. Về nguyên tắc chung, việc lập di chúc dù bằng hình thức nào nêu trên cũng phải phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 652 Bộ luật Dân sự 2005: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

Nếu ông lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, không có công chứng hoặc chứng thực thì theo quy định tại Điều 653, Điều 655 Bộ luật dân sự 2005, việc lập di chúc của ông phải đảm bảo các điều kiện sau: Ông phải tự tay viết và ký vào bản di chúc;  Di chúc phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản; Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ; Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Như vậy, ông có thể tự lập di chúc khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nêu trên mà không cần công chứng, chứng thực hay cần phải có người làm chứng vì giá trị pháp lý của các hình thức di chúc được lập hợp pháp là như nhau.

Luật sư Phạm Phùng Trọng Nghĩa

(Công ty Luật hợp danh FDVN Đà Nẵng;

Website: www.fdvn.vn)

Bài đăng trên Tuổi trẻ 24h Ngày 21/04/2012. 

Công chứng di chúc
Hỏi đáp mới nhất về Công chứng di chúc
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ có thể ủy quyền cho con công chứng di chúc được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập di chúc có liên quan đến bất động sản thì công chứng tại văn phòng công chứng nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục công chứng di chúc được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục công chứng di chúc, Có được công chứng di chúc tại nhà không?
Hỏi đáp pháp luật
Có thể sửa đổi di chúc đã được công chứng?
Hỏi đáp pháp luật
Di chúc không công chứng có hiệu lực không?
Hỏi đáp pháp luật
Thay đổi nội dung di chúc đã công chứng có được không?
Hỏi đáp pháp luật
Một số loại di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực
Hỏi đáp pháp luật
Di chúc miệng cũng phải công chứng mới hợp pháp
Hỏi đáp pháp luật
Di chúc không công chứng có hiệu lực pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công chứng di chúc
Thư Viện Pháp Luật
184 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công chứng di chúc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào