Thủ tục công chứng di chúc được quy định như thế nào?

Cho hỏi thủ tục công chứng di chúc được quy định như thế nào? Ông tôi có thể ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc của mình hay không? Câu hỏi của Cô Ngọc (Ninh Bình)

Căn cứ pháp lý: Luật Công chứng 2014

Theo quy định tại Điều 35 Luật Công chứng, khi yêu cầu công chứng di chúc, người yêu cầu phải nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng gồm các giấy tờ: dự thảo di chúc; bản sao giấy tờ tùy thân; bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó; bản sao giấy tờ khác có liên quan đến di chúc mà pháp luật quy định phải có (trong trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ nói trên nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng).

Thủ tục công chứng di chúc được quy định như thế nào?

Thủ tục công chứng di chúc được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Bản sao của các giấy tờ nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao cần phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng.

Công chứng viên kiểm tra dự thảo di chúc, nếu thấy trong dự thảo di chúc có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của di chúc không phù hợp với thực tế phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng. Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo di chúc hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng đồng ý với nội dung trong dự thảo di chúc thì ký vào từng trang của dự thảo di chúc. Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của dự thảo di chúc.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Công chứng, người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc; không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc. Vì vậy, với trường hợp nêu trên, ông nội của bạn đọc Hoàng Đình Quân phải tự mình thực hiện thủ tục yêu cầu công chứng di chúc theo quy định của pháp luật, mà không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc thay mình.

Công chứng di chúc
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công chứng di chúc
Hỏi đáp Pháp luật
Người yêu cầu công chứng không phải là người lập di chúc thì có bị từ chối công chứng không?
Hỏi đáp Pháp luật
02 trường hợp bị từ chối công chứng di chúc?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ có thể ủy quyền cho con công chứng di chúc được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập di chúc có liên quan đến bất động sản thì công chứng tại văn phòng công chứng nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục công chứng di chúc được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục công chứng di chúc, Có được công chứng di chúc tại nhà không?
Hỏi đáp pháp luật
Có thể sửa đổi di chúc đã được công chứng?
Hỏi đáp pháp luật
Di chúc không công chứng có hiệu lực không?
Hỏi đáp pháp luật
Thay đổi nội dung di chúc đã công chứng có được không?
Hỏi đáp pháp luật
Một số loại di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công chứng di chúc
Thư Viện Pháp Luật
410 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào